MẦM NON AN THỦY TỔ CHỨC CHO TRẺ 5-6 TUỔI THAM QUAN DI TÍCH LỊCH SỬ TẠI ĐỊA PHƯƠNG
4/8/2019 11:05:50 AM
Đối với trẻ Mầm non, việc tham gia các hoạt động tham quan dã ngoại có ý nghĩa quan trọng trong việc giúp trẻ mở rộng vốn hiểu biết về môi trường xung quanh, tăng cường các kỹ năng sống cho trẻ một cách hiệu quả và nhằm thực hiện hiệu quả các chuyên đề “xây dựng môi trường giáo dục mầm non lấy trẻ làm trung tâm”; xây dựng phong trào "THTT, HSTC". Hơn thế nữa, việc tham gia các hoạt động tham quan dã ngoại tạo cho trẻ một sân chơi bổ ích, cung cấp cho trẻ thêm những hiểu biết về các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử của quê hương mình đang sinh sống, tạo cơ hội cho trẻ tiếp xúc, trải nghiệm với thực tế, từ đó trẻ mạnh dạn, tự tin và học được các kĩ năng từ thực tế…, qua đó phát triển khả năng ngôn ngữ, nhận thức, kĩ năng vận động cho trẻ. Đồng thời phát huy tính sáng tạo, tích cực học tập và tinh thần đoàn kết trong khi tham gia các hoạt động ngoài trời.
Thực hiện Kế hoạch
số 32/KH-MNAT ngày 03/4/2019 của trường Mầm non An Thủy về tổ chức cho trẻ 5-6
tuổi tham quan tìm hiểu các di tích lịch sử văn hóa tại địa phương, vào ngày 04/4/2019
trường Mầm non An Thủy đã tổ chức cho khối mẫu giáo lớn 5-6 tuổi đi thăm khu di tích lịch sử Chùa Hoằng Phúc - Nhà truyền thống tại TTVH huyện - Nhà Đại
tướng Võ Nguyên Giáp.
Mục đích của
chuyến tham quan này là cho trẻ tìm hiểu về khu di tích lịch sử của địa phương,
tạo cho trẻ được trải nghiệm thực tế, nâng cao sự hiểu biết về môi trường thiên
nhiên, môi trường văn hóa - xã hội - lịch sử, tìm hiểu về khu di tích lịch sử của
địa phương và khả năng hoạt động của trẻ. Đến khu di tích cô hướng dẫn cho các
bé xếp hàng ngay ngắn, lần lượt từng lớp nghiêm trang đi vào thắp hương Nhà Đại tướng Võ Nguyên Giáp và được nghe cô giáo giới thiệu về Nhà Đại tướng Võ Nguyên
Giáp. Sau đó các lớp được cô giáo đưa
đi thăm quan tìm hiểu về các khu vườn trong khuôn viên của nhà Đại
tướng. Tiếp tục các cháu được đi lên
tham quan nhà truyền thống của huyện và cuối cùng là Chùa Hoàng Phúc. Phần mà
được các bé thích thú nhất đó là chụp ảnh lưu niệm. Khi tham quan trẻ còn được trải nghiệm một số kĩ
năng sống, mối quan hệ trong giao tiếp như: Biết chào hỏi người lớn, khi đến
thăm các khu di tích thì phải đi nhẹ nhàng, không đùa nghịch. Khi vào thắp
hương phải giữ trật tự. Ngoài ra trẻ còn được giáo dục một số thói quen,
hành vi văn minh như không hái hoa, bẻ cành, không vứt rác ở nơi công cộng...
Kết thúc chuyến tham quan ở khu di tích lịch sử các bé
lại trở về trường học, mặc dù thời gian tham quan ở khu di tích không
nhiều, nhưng những khuôn mặt ngây thơ của các bé ngời lên rạng rỡ, vui tươi,
hồn nhiên và đầy phấn khởi. Các bé đã có buổi tham quan các di tích, được tham
gia các hoạt động ngoài trời đầy lý thú và hào hứng. Đây là những hoạt động
không những giúp trẻ có thêm những hiểu biết về truyền thống lịch sử của địa
phương mình đang sinh sống mà từ đó hình thành ở trẻ tình yêu quê hương đất
nước, "Gieo mầm" ở trong trẻ một suy nghĩ, một hành động đúng khi
được sinh ra và lớn lên tại mảnh đất văn hóa giàu truyền thống lịch sử này;
đồng thời cũng là dịp tuyên
truyền đến các Ban, ngành đoàn thể, các bậc phụ huynh và toàn thể nhân dân hiểu
thêm về những hoạt động của trường Mầm non.
Phan
Thị Dược
MỘT SỐ HÌNH ẢNH THAM QUAN DI TÍCH LỊCH SỬ TẠI ĐỊA
PHƯƠNG