Tại buổi
giao lưu, thầy và trò nhà trường vinh dự đón tiếp các bác Lê Quang Tiến - CT
hội CCB xã An Thủy, bác Trần Viết Mưng cùng các bác hội viên của hội cựu chiến
binh xã An Thủy, cùng sự có mặt của các thầy giáo, cô giáo trong Hội đồng sư
phạm nhà trường, sự tham gia hào hứng, tích cực của đông đủ toàn thể các em học
sinh.

Học sinh hào hứng tham gia buổi giao lưu
Mở đầu buổi giao lưu là các
tiết mục văn nghệ đến từ các nghệ sĩ nhí lớp 3A. Sau đó cô và trò cùng được
nghe bác Trần Viết Mưng chia sẻ về những kỉ niệm của đồng đội và bản thân về
chiến dịch lịch sử Quảng Trị trong thời kì chống Mỹ cứu nước, đặc biệt là chiến
dịch 81 ngày đêm bảo vệ thành cổ Quảng Trị mà bác là một nhân chứng sống trong
chiến dịch. Tất cả học sinh chẳng ai bảo ai ngồi thật trật tự, chăm chú lắng
nghe bác kể như rót từng lời một vào lòng mình. Sau phần chia sẻ các câu chuyện
lịch sử, bác Mưng và các em học sinh cùng trao đổi hiểu biết một số thông tin
về các anh hùng lịch sử của quê hương An Thủy, các bà mẹ Việt Nam anh hùng, các
di tích lịch sử và một vài anh hùng trong các cuộc kháng chiến. Học sinh rất
hào hứng cùng bác trao đổi rồi cùng nhau cười giòn tan trong tiết trời se lạnh
của mùa đông. Kết thúc buổi nói chuyện của mình bác còn căn dặn các em học
sinh: “ Các em được ngồi học dưới mái trường khang trang, đẹp đẽ và đầy
đủ tiện nghi. Các em hãy luôn ghi nhớ và tri ân công ơn các anh hùng liệt sĩ,
thương bệnh binh, các bà mẹ Việt Nam Anh Hùng, các gia đình có công với cách
mạng. Các em hãy cố gắng lao động tốt, học tập tốt , thực hiện tốt 5 điều Bác
Hồ dạy. Sau này lớn lên các em là những chủ nhân của đất nước, góp phần bảo vệ
tổ quốc và xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.” Bác vừa dứt lời
chẳng ai bảo ai các em cùng đồng thanh “dạ” ran.

Bác Trần Viết Mưng- nhân chứng lịch sử kể chuyện truyền thống
Tạm biệt
với các bác trong Hội Cựu chiến binh, các em lại được trải mình qua các bài nói
Tiếng Anh theo các chủ đề, các em thật tự nhiên và hào hứng khi được trải
nghiệm qua các bài nói, đặc biệt các bài nói này không phải là các kịch bản cho
sẵn mà thực sự là những sản phẩm của chính các em tạo ra, các em hoàn
toàn tự vận dụng các kiến thức đã học hằng ngày vào trong câu nói, bài nói của
mình. Chính vì thế nên các em rất tự tin khi thuyết trình. Nhìn các em háo hức
mong được cô Lan gọi tên mình mà chúng tôi - những giáo viên đại trà cũng
vui mừng theo và đó cũng là cơ sở để hi vọng về một kết quả tốt đẹp trong môn
ngoại ngữ mà xưa nay rất đỗi khó khăn với các em.

Học sinh thuyết trình tiếng Anh theo chủ đề
Vui nhất
vẫn là phần chơi trò chơi: Nhìn vật gọi tên, nhìn hình đoán chữ, hộp thư thần
kì. Tất cả cũng chỉ nhằm mục đích khơi gợi vốn từ cho các em và tạo cho các em
hứng thú đối với môn học. Cứ mỗi lần giáo viên đưa ra đồ vật hay một hình nào
đó là biết bao nhiêu cánh tay đưa lên cùng lời nói “ Thưa cô em, em cô”, như thể
các em sợ mình để vuột mất cơ hội thể hiện. Cả sân trường như rộn hẳn lên,
không khí se lạnh của mùa đông dường như đã nép mình vào góc nào ngủ quên để
dành lại không gian sôi động cho các cô cậu học sinh.


Học sinh vận dụng các kiến thức môn tiếng Anh tham gia chơi trò chơi
Buổi giao
lưu đã khép lại nhưng trong lòng mỗi thầy cô giáo và các em học sinh của trường
luôn cảm thấy ấm áp và tràn đầy hứng khởi cho một buổi học mới, một tuần học
mới. Thiết nghĩ việc thay đổi hình thức sinh hoạt dưới cờ như thế này sẽ mang
lại hiệu quả lớn, ý nghĩa thật sự trong việc giáo dục toàn diện học sinh./.
Trần Thị Ngân