
Với những đổi mới căn
bản ấy thì việc nâng cao chất lượng sinh hoạt chuyên môn, tập trung thực
hiện đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát huy tính tích cực của học
sinh là một yêu cầu vô cùng cần thiết. Nhằm giúp giáo viên có được cơ
hội trải nghiệm các phương pháp giảng dạy, mạnh dạn ứng dụng và sáng tạo cách
dạy phù hợp trên lớp và từng bước nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn Toán và
Tiếng Việt ở bậc tiểu học cũng như nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất
lượng dạy - học bộ môn Toán, Tiếng Việt. Ngày 23 tháng 11 vừa qua, cụm III
đã tổ chức buổi sinh hoạt chuyên môn liên trường với chuyên đề “ Dạy
học phát huy tính tích cực cho học sinh”
Các thầy cô giáo tham gia buổi sinh hoạt đã dự
giờ, chia sẻ phương pháp dạy học môn Toán lớp 2 và Tiếng Việt lớp 4. Tiết:
Môn: Toán lớp 2 - Bài: Luyện tập do cô
Trương Thị Dương - GV Trường TH số 2 Hồng Thủy thể hiện. Tiết 2: Môn: Tiếng
Việt lớp 4 - Bài: Chú đất nung (tiếp theo) do cô Phạm Thị Châu - GV Trường TH
số 2 Hồng Thủy thể hiện. Ở cả hai
tiết dạy GV đã chuẩn bị kĩ, tiết học diễn ra nhẹ nhàng, học sinh làm được
bài. Tác phong của giáo viên chuẩn mực, tiến trình bài dạy hợp lí,
đã phát huy được tính tích cực của học sinh. Giáo viên đã dạy học thông qua tổ chức liên tiếp các
hoạt động học tập, giúp học sinh tự khám phá kiến thức. Giáo viên là người tổ
chức và chỉ đạo học sinh tiến hành các hoạt động học tập phát hiện kiến thức
mới, vận dụng sáng tạo kiến thức đã biết vào các tình huống học tập. Đồng
thời thông qua buổi sinh hoạt, mỗi một giáo viên cũng tự rút ra cho
mình những bài học, những cách làm phù hợp để về thực hiện tại
đơn vị mình. Những nội dung trọng tâm rút ra được từ buổi sinh hoạt
là mỗi một giáo viên cần chú trọng rèn luyện cho học sinh biết khai thác
sách giáo khoa và các tài liệu học tập, biết cách tự tìm lại những kiến thức đã
có, suy luận để tìm tòi và phát hiện kiến thức mới... Định hướng cho học sinh
cách tư duy như phân tích, tổng hợp, đặc biệt hoá, khái quát hoá, tương tự, quy
lạ về quen… để dần hình thành và phát triển tiềm năng sáng tạo. Tăng cường phối
hợp học tập cá thể với học tập hợp tác, lớp học trở thành môi trường giao tiếp
GV - HS và HS - HS nhằm vận dụng sự hiểu biết và kinh nghiệm của từng cá nhân,
của tập thể trong giải quyết các nhiệm vụ học tập chung. Chú trọng đánh giá kết
quả học tập theo mục tiêu bài học trong suốt tiến trình dạy học thông qua hệ
thống câu hỏi, bài tập (đánh giá lớp học). Chú trọng phát triển kỹ năng tự đánh
giá và đánh giá lẫn nhau của học sinh với nhiều hình thức.
Buổi sinh hoạt diễn ra
hiệu quả nhờ sự chuẩn bị chu đáo của trường TH số 2 Hồng Thủy, sự
tích cực tham gia đóng góp ý kiến của các giáo viên và cán bộ quản
lí trong cụm. Hi vọng rằng những buổi sinh hoạt liên trường như thế
này sẽ được tổ chức để giáo viên có cơ hội học hỏi, rèn giũa và
nâng cao năng lực cho bản thân.
Đào
Thị Dung