Lịch sử dân tộc ta là lịch sử đánh giặc. Qua những cuộc chiến tranh giữ nước cha ông ta đã làm rạng danh lịch sử dân tộc với những chiến công hiển hách như trận Bạch Đằng, Chi Lăng - Đống Đa, những chiến công đó gắn liền với tên tuổi của các anh hùng dân tộc kiệt xuất như: Ngô Quyền, Lê Hoàn, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung.
Song từ những năm cuối thế kỉ XIX, dân tộc ta bị thực dân Pháp đô hộ, cả dân tộc chìm đắm trong nội đau mất nước, nối tiếp truyền thống hào hùng của dân tộc các cuộc khởi nghĩa liên tiếp nổ ra như: Ba Đình - Bãi Sậy, Hương Khê, khởi nghĩa nông dân Yên Thế, các phong trào cách mạng Đông Du, Duy Tân song trăm các cuộc khởi nghĩa không lấy một thành công - nguyên nhân thì nhiều nhưng suy cho cùng là vì chưa có đường lối đúng.
Thấy được nỗi đau của người dân mất nước người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành đã ra đi tìm con đường cứu nước trên bến cảng nhà Rồng. 5/6/1911.
Người buôn ba năm châu, bốn biển, làm nhiều nghề rồi cuối cùng đã tìm thấy con đường cứu nước (7/1920). - Đó chính là con đường theo cách mạng tháng Mười, theo chủ nghĩa Mác - Lê nin-con đường mạng vô sản. Mô tả lại thời khắc thiêng liêng đó nhà thơ Tố Hữu đã viết: “Luận cương đến Bác Hồ và Người đã khóc, lệ Bác Hồ rơi trên chữ Lê nin”.
Và từ đó Người toàn tâm toàn ý đi theo con đường cách mạng tháng Mười và chuẩn bị những điều kiện về chính trị và tổ chức cho sự ra đời một chính đảng vô sản ở Việt Nam sau này.
Sự ra đời của Đảng Cộng Sản Việt Nam 3/2/1930 là bước ngoặt lịch sử vĩ đại của cách mạng Việt Nam, từ đây dân tộc ta có ánh sáng soi đường để chung sức đánh tan quân thù xâm lược.
Tháng 2-1941, Nguyễn Ái Quốc trở về nước triệu tập hội nghị trung ương 8, vạch ra con đường chiến lược cho cách mạng Việt Nam, thành lập mặt trận Việt Minh và Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân (22/12/1944).

Thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân
Bác Hồ nói: Tuy lúc đầu nó nhỏ nhưng nhiệm vụ nó to lớn và sẽ đi từ Bắc đến Nam.
Rồi Bác Hồ chọn khu rừng Pác Bó làm căn cứ cho cách mạng.
Sáng ra bờ suối tối vào hang
Cháo bẹ, rau măng vẫn sẵn sàng
Bàn đá chông chênh lịch sử Đảng
Cuộc đời cách mạng thật là sang.
Bác Hồ đã chỉ đạo cách mạng Việt Nam chớp thời cơ giành chính quyền và tuyên bố sự ra đời của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà (2/9/1945).
Bác Hồ là hình ảnh đầu tiên, là biểu tượng của “anh bộ đội cụ Hồ”, đất nước sống trong hoà bình chưa đầy 21 ngày lại phải cầm súng chống Pháp quay trở lại xâm lược từ miền Nam đến miền Bắc. Nguy cơ mất độc lập đặt dân tộc ta trước 2 sự lựa chọn - Chiến đấu hay đầu hàng. Và cả dân tộc lại đứng lên theo lời kêu gọi của Bác Hồ (19/12/1946). Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến: “Hỡi đồng bào! Chúng ta muốn hoà bình, chúng ta đã nhân nhượng. Song chúng ta càng nhân nhượng thì thực dân Pháp càng lấn tới vì chúng quyết tâm cướp nước ta một lần nữa! Không chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ. Giờ cứu nước đã đến: Ai có súng dùng súng, ai có gươm dùng gươm, không có súng có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc, tất cả phải ra sức chống giặc với một lòng kiên quyết hi sinh, thắng lợi nhất định thuộc về dân tộc ta ”.
Hưởng ứng lời kêu gọi của Người, cả nước đồng loạt tấn công giặc Pháp, các chiến sĩ binh đoàn thủ đô chiến đấu kiên cường, bám trụ từng ngôi nhà, góc phố với khẩu hiệu, quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh.
Để bảo vệ tổ quốc - lớp lớp người lính đã ra đi, xa quê hương, mẹ hiền, em nhỏ và họ đã trở nên thắm tình đồng chí, đồng đội. Mô tả lại hình ảnh đẹp đó trong bài thơ Đồng chí, nhà thơ Chính Hữu viết:
Quê hương anh nước mặn đồng chua,
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá
Anh với tôi đôi người xa lạ
Từ phương trời chẳng hẹn quen nhau.
Súng bên súng đầu sát bên đầu,
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ
Bài thơ còn đem lại sự rung động sâu sắc khi dựng lên hình ảnh trung thực và giản dị của anh bộ đội, những thiếu thốn về vật chất và tinh thần.
Áo anh rách vai
Quần tôi vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay
Tuy vậy dù trong gian khổ, khó khăn, rừng sâu, nước độc, sốt rét, bệnh tật bản chất người lính vẫn toát lên vẻ yêu đời, mộng mơ qua bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng.
Tây Tiến đoàn quân không mọc tóc
Quân xanh màu lính giữ oai hùng
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm.
Trong kháng chiến sự lạc quan, yêu đời còn được thể hiện ở những anh vệ quốc quân trẻ tuổi, họ sống thật vô tư đời lính: “Trên đường hành quân nghỉ lại lưng đèo, kì cọ lưng nhau bên bờ suối vắng” Họ tạm quên đi cuộc sống để giành lại cuộc sống chung cho cả dân tộc.
Đằng nớ có vợ chưa đằng nớ,
Tớ còn chờ độc lập
Cả lũ cười vang trên ruộng bắp
Nhìn o thôn nữ cuối nương dâu.
Anh bộ đội Cụ Hồ từ nhân dân mà ra vì nhân dân mà chiến đấu, họ luôn được những người mẹ thương yêu đùm bọc, chở che và người mẹ, nhân dân là động lực cho người lính chiến đấu và chiến thắng.
Có thể nói cuộc kháng chiến chống Pháp là cuộc kháng chiến trường kì với những chiến công vang dội của dân tộc ta đã làm xoay chuyển cục diện cuộc chiến: Chiến dịch Việt Bắc 1947. Tây Bắc 1950 và chiến cuộc Đông Xuân 1953 -1954 mà đỉnh cao là chiến dịch Điện Biên Phủ.
Cả dân tộc thực hiện cuộc trường kì kháng chiến, một lòng quyết tâm cho trận quyết chiến cuối cùng, vì vậy thôi thúc các đoàn dân công, bộ đội mở đường ra trận.
Dốc Pha Đinh chị gánh, anh thồ,
Đèo Lũng Lô anh hò, chị hát,
Dù bom đạn xương tan thịt nát,
Không sờn lòng, không tiếc tuổi xuân,
Hỡi các anh, các chị trên đường ra hỏa tuyến,
Máu của các chị các anh không uổng
Sẽ xanh tươi đồng ruộng Việt Nam
Mường Thanh, Hồng Cúm, Him Lam
Hoa mơ lại trắng vườn cam lại vàng.
Và quyết tâm đó dân tộc ta làm nên trận Điện Biên Phủ chấn động năm châu, chấn động địa cầu, kết thúc 9 năm kháng chiến trường kì gian khổ.
Mô tả những chiến thắng, niềm vui khôn xiết nhà thơ Tố Hữu ca ngợi:
Hoan hô chiến sĩ Điện Biên.
Chiến sĩ anh hùng, đầu nung lửa sắt,
56 ngày đêm khoét núi ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt.
Máu trộn bùn non, gan không núng, chí không mòn.
Và kết thúc bài thơ tác giả viết:
9 năm làm một Điện Biên,
Nên vành hoa đỏ nên thiên sử vàng.

Chiến thắng Điện Biên Phủ (7-5-1954)
Và rồi niềm vui dân tộc lại đến, nhân dân thủ đô đón những người con yêu dấu trở về sau chiến tranh sao mà cảm động - hạnh phúc biết nhường nào?
Nhưng hoà bình đối với dân tộc ta vẫn chưa trọn vẹn bởi âm mưu của kẻ thù: Mĩ dựng lên ở miền Nam chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm, nhằm biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới, chia cắt lâu dài đất nước ta.
Bộ đội ta lại bước vào cuộc trường chinh kháng chiến, xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước, mà lòng phơi phới dậy tương lai. Cả dân tộc tin tưởng sắt son vào lời dạy của người “Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa. Đồng bào ta có thể phải hi sinh nhiều sức người, sức của nhưng cuộc kháng chiến chống Mĩ của dân tộc ta nhất định sẽ thắng lợi, Bắc-Nam sum họp một nhà”.
Được trang bị bởi niềm tin chiến thắng, tuổi trẻ, hậu phương miền Bắc đã sẵn sàng, hăng hái lên đường vào Nam chiến đấu, tất cả vì “miền Nam ruột thịt” tất cả cho tiền tuyến miền Nam. Tất cả để đánh thắng giặc Mĩ xâm lược.
71 đến nghiêm trang như người lính,
Có lệnh là đi tư thế sẵn sàng
Gương mặt sáng nụ cười bình tĩnh
Màu áo xanh tươi khỏe nhẹ nhàng
Anh hùng Lê Mã Lương đã tạm chia tay giảng đường đại học để vào Nam đánh Mĩ, bởi với các anh, cuộc đời đẹp nhất là trên là trên trận tuyến đánh quân thù.
Nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn đã chứng kiến những cuộc chia tay của đôi bạn trẻ thật lưu luyến, nhưng cũng tàn ngập hạnh phúc sâu kín.
Giống người lính trong thời kì chống Pháp, người lính trong thời kì chống Mĩ đã vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách giữa Trường Sơn hoang vu và giá lạnh, đầy muỗi vắt. suối đèo, dốc đá cheo leo, lại rền những trận mưa bom của Mĩ suốt từ Bắc chí Nam. Nhưng nếu trong hố bom đọng nước mưa rơi cứ một khoảng trời xanh thì nhà thơ với phong cách người lính đã cất lên giọng ngân.
Xe không kính không phải vì xe không có kính
Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi.
Tuy vậy người lính vẫn tư thế quả cảm:
Ung dung buồng lái ta ngồi,
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng,
Nhìn thấy gió lùa xoa mắt đắng,
Thấy con đường chạy thẳng vào tim.
Trái tim thì bé, con đường to, thế mà bao con đường chạy thẳng vào tim? Bởi đó là con đường Bắc - Nam, con đường của thống nhất - đoàn tụ.
Do vậy dù có bom rền đạn rú, người chiến sĩ vẫn chấp nhận mọi gian khổ, hi sinh.
Không có kính, ừ thì có bụi...
Không có kính, ừ thì ướt áo…
Và chung quy lại là chỉ cần trong xe có một trái tim. Nhà thơ Tố Hữu viết:
Trường Sơn Đông nắng Tây mưa
Ai chưa đến đó như chưa biết mình.
Nếu chúng ta chưa có lần đến Trường Sơn, sống ở Trường Sơn trong thời binh lửa, thì phải tìm đến Trường Sơn trong bài hát: Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây. Phổ nhạc và thơ: Phạm Tiến Duật.
Hình ảnh anh bộ đội Cụ Hồ được nhà thơ Tố Hữu ghi lại với niềm cảm hứng sâu sắc.
Hoan hô anh giải phóng quân
Kính chào anh con người đẹp nhất,
Lịch sử hôn anh chàng trai chân đất,
Sống hiên ngang bất khuất trên đời
Như Thạch Sanh của thế kỉ XX.
Hình ảnh oai hùng và cao đẹp ấy đã làm nên chiến công lừng lẫy, vang dội nhất trong ngày 30/4/1975.
Với cuộc chiến thần tốc, táo bạo, quyết chiến, quyết thắng - bộ đội ta và dân tộc ta đã làm nên chiến thắng oai hùng, đánh bại kẻ thù hùng mạnh nhất thế giới đã làm nên thiên sử vàng- Ghi dấu vào lịch sử dân tộc những chiến công hiển hách nhất nối tiếp truyền thống cha anh năm xưa, và đó sẽ mãi mãi là niềm tự hào dân tộc lớn lao, và sự ngưỡng mộ của bạn bè thế giới.

Chiến dịch Hồ Chí Minh (30-4-1975)
Tiếp bước hai cuộc kháng chiến, những anh bộ đội cụ Hồ hôm nay tiếp tục hào khí và truyền thống dân tộc “Truyền thống của một đội quân bách chiến, bách thắng - Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua” Nhiệm vụ của anh bộ đội cụ Hồ hâm nay còn nặng nề nhưng vinh dự lớn lao tiếp tục bảo vệ vựng chắc biên cương tổ quốc , bảo vệ toàn vẹn chủ quyền bảo vệ giúp đỡ nhân dân trong phòng chống thiên tai, bão lũ.
Ôn lại truyền thống anh bộ đội cụ Hồ nhân ngày thành lập Quân Đội 22/12 và ngày hội quốc phong toàn dân, mỗi chúng ta càng cảm thấy tự hào, ghi nhớ công ơn của các anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống vì sự trường tồn của Tổ quốc và hứa với cha anh nỗ lực học tập, rèn luyện xứng đáng với những gì cha anh đã làm, thực hiện tốt lời dạy của Người: Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước.
Tổ KHXH trường THCS Ngư Thuỷ Trung