Đây là mốc thời gian quan trọng tính từ 6/3, ngày bắt
đầu giai đoạn 2 của dịch ở Việt Nam. Ở giai đoạn 1 của dịch, đã có giai đoạn 22
ngày không ghi nhận ca mắc mới.
Ngoài ra 203 người đã được công bố khỏi bệnh và ra
viện. Trong số 67 ca còn đang điều trị, 20 ca đã có kết quả xét nghiệm âm tính
với SARS-CoV-2 từ 1-2 lần.
Đây là điều kì diệu mang tên Việt Nam.

Cách đây 55 năm về
trước, nhà thơ Chế Lan Viên đã phải thốt lên: “Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng?” với những lời thơ
nhẹ nhàng thiết tha nhằm ca ngợi đất nước, ca ngợi những vị anh hùng cùng những
chiến công hiển hách của dân tộc ta. Bài thơ bộc lộ tình yêu quê hương đất nước
lớn lao của thi sĩ tài hoa xuất thân từ mảnh đất Cam Lộ, Quảng Trị mến thương
này.
“Hỡi sông Hồng tiếng hát
bốn nghìn năm!
Tổ quốc bao giờ đẹp thế
này chăng?”
(Trích thơ Chế Lan Viên)
Vâng,
Tổ quốc ta đã, đang và sẽ mãi đẹp trong đôi mắt những con người Việt Nam. Mỗi
một tấc đất, một nhánh cây đều chứa đựng trong đó mồ hôi, nước mắt và cả máu đỏ
của bao anh hùng đã hy sinh vì đất nước. Mỗi thời kỳ dựng và giữ nước, dân tộc
Việt Nam đã có biết bao anh hùng, biết bao nhân tài kiệt xuất. Nguyễn Trãi,
Trần Hưng Đạo, Hồ Chí Minh… không những dùng lưỡi gươm chiến đấu mà còn sử dụng
ngòi bút của mình để thể hiện tinh thần bất khuất, quật cường, để khẳng định
chủ quyền dân tộc của người dân đất Việt.
“Khi
Nguyễn Trãi làm thơ đánh giặc
Nguyễn
Du viết Kiều, đất nước hoá thành văn,
(Trích
thơ Chế Lan Viên)
Trong tình hình dịch bệnh đang diễn biến hết sức phức
tạp như hiện nay, hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ có người mắc bệnh với hơn
2,3 triệu ca mắc bệnh, khiến hơn 160 ngìn ca tử vong thì Việt Nam ta là một
trong những quốc gia đứng đầu thế giới về công tác phòng chống và kiểm soát
tình hình dịch bệnh. Có được kết quả đáng tự hào này, ngoài sự vào cuộc quyết
liệt của cả hệ thống chính trị, còn nhờ vào sự
đoàn kết của các dân tộc, sự tin tưởng
tuyệt đối của các tầng lớp Nhân dân với Đảng, với dân tộc.
Ngày trước, nghĩa quân Lam Sơn khi mới dựng cờ tụ nghĩa, đóng quân trong
rừng rậm, trên những ngọn núi ở đầu sông đầu suối xa xôi, nhưng được Nhân dân hết lòng ủng hộ, chở che. Một bữa, có một già làng
đem đến biếu Lê Lợi một ché rượu quý. Nhưng vì binh sĩ quá đông mà ông lại rất
thương quân lính nên đã đổ bình rượu xuống sông để mọi người cùng được uống.
Chén rượu mà quân sĩ cùng uống ấy gọi là “chén đồng” - chén rượu cùng nhau uống
thề đồng tâm đồng lòng với nhau. Thật là nghĩa khí và cảm động!
Dù xưa hay nay, cha ông ta là vậy, dân tộc ta vẫn vậy!
ĐỖ ĐỨC THUẦN