
Hoạt động trải nghiệm trong chương trình GDPT 2018 là hoạt động giáo dục do nhà trường định hướng, thiết kế và hướng dẫn thực hiện, tạo cơ hội cho học sinh tiếp cận thực tế, thể nghiệm các cảm xúc tích cực, khai thác những kinh nghiệm đã có và huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng của các môn học để thực hiện những nhiệm vụ được giao hoặc giải quyết những vấn đề của thực tiễn đời sống nhà trường, gia đình, xã hội phù hợp với lứa tuổi; thông qua đó, chuyển hoá những kinh nghiệm đã trải qua thành tri thức mới, hiểu biết mới, kĩ năng mới góp phần phát huy tiềm năng sáng tạo và khả năng thích ứng với cuộc sống, môi trường và nghề nghiệp tương lai. Bên cạnh đó, hoạt động trải nghiệm có vai trò góp phần hình thành, phát triển các phẩm chất chủ yếu, năng lực chung và các năng lực đặc thù cho học sinh; nội dung hoạt động được xây dựng dựa trên các mối quan hệ của cá nhân học sinh với bản thân, với xã hội, với tự nhiên và với nghề nghiệp.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc trải nghiệm và để thực hiện tốt nhiệm vụ năm học 2023- 2024. N

Các em học sinh và các thầy, cô giáo chụp ảnh lưu niệm
Khu lăng mộ Nguyễn Hữu Cảnh tại xã Trường Thủy là địa điểm dừng chân cuối cùng, khép lại chuyến đi trải nghiệm đầy ý nghĩa của các em học sinh. Tại đây các em đã được nghe cô hướng dẫn viên giới thiệu về Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh, người có công mở cõi phương Nam. Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh là một vị tướng quốc, một bậc công thần đời chúa Nguyễn Phúc Chu, quê gốc ở Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình, là họ hàng 9 đời với Nguyễn Trãi. Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh sinh năm 1650 tại làng Phúc Tín, huyện Phong Lộc, tỉnh Quảng Bình (nay thuộc xã Vạn Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình). Ông là con thứ ba của Tiết chế Chiêu Võ hầu Nguyễn Hữu Dật. Nguyễn Hữu Cảnh sinh ra trong hoàn cảnh nước nhà đang thời kỳ Trịnh - Nguyễn phân tranh. Từ nhỏ ông nổi tiếng thông minh, học giỏi, văn võ toàn tài và sớm có chí lập thân, lập nghiệp. Từng là sư tổ của môn phái võ lâm có danh hiệu “Bạch hổ sơn quân phái”, lại là con nhà tướng nhiều đời cho nên khi lớn lên, Nguyễn Hữu Cảnh đã từng theo cha tham gia nhiều trận mạc, lập nhiều chiến công, được nhiều người kính trọng, nể phục, được Chúa Nguyễn trọng dụng, phong tước Lễ Thành hầu và giao giữ chức Cai cơ. Không chỉ có biệt tài về quân sự, Nguyễn Hữu Cảnh còn có tài điều hành, tổ chức và thu phục nhân tâm. Năm Nhâm Thân (1692) Chúa Nguyễn phái Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh làm Thống binh vào phương Nam kinh lược để tổ chức, ổn định lại bộ máy ở vùng đất vừa mới được bình định. Sau khi lắng nghe tiểu sử của Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh, các em ngay ngắn đứng xếp thành từng hàng, lần lượt dâng hương lên mộ của ông. Những ánh mắt ngây thơ dường như trầm hẳn lại khi cầm trên tay những nén hương, đoá hoa tươi thắm dâng lên vị anh hùng dân tộc bên khói hương nghi ngút.

Các em học sinh thắp hương tại khu lăng mộ Nguyễn Hữu Cảnh
Mục đích của chuyến tham quan trải nghiệm này là cho học sinh tìm hiểu về di tích lịch sử của địa phương, hướng về nguồn cội, lòng biết ơn sâu sắc đến các vị anh hùng dân tộc, các vị hiền tài của quê hương, nâng cao sự hiểu biết của học sinh về môi trường văn hóa - xã hội - lịch sử. Qua đó hình thành tình yêu quê hương đất nước, lòng tự hào dân tộc và học sinh được vui chơi ngoài trời, tạo cho học sinh tâm thế thoải mái, phát triển khả năng hoạt động tập thể, giúp đỡ tương trợ lẫn nhau.
Mặc dù thời gian tham quan ở các khu di tích lịch sử không nhiều nhưng qua biểu cảm rạng rỡ, vui tươi và đầy hứng khởi của các em học sinh, chúng tôi tin chắc rằng các em đã có buổi trải nghiệm, tham quan khu di tích của địa phương và các hoạt động ngoài trời đầy lý thú và hào hứng. Qua hoạt động này thấy rằng, việc tổ chức cho các em đi tham quan các di tích lịch sử, văn hóa ở địa phương thực sự bổ ích và thiết thực. Đồng thời cũng là dịp tuyên truyền đến các ban, ngành đoàn thể, các quý bậc phụ huynh và toàn thể nhân dân hiểu thêm về những hoạt động của các em học sinh của trường Tiểu học Hoa Thủy.
Giáo viên: Võ Thị Tư
MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRONG CHUYẾN TRẢI NGHIỆM












