Menu
THÔNG BÁO
Hỗ trợ trực tuyến
Phạm Xuân Cường
Phạm Xuân Cường
Developed
Thống kê truy cập
Số người đang online: 348
Số lượt truy cập: 72981863

Quảng cáo
TRƯỜNG TH SỐ 2 HỒNG THỦY TỔ CHỨC THÀNH CÔNG TẬP HUẤN VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI VÀ LUẬT BẢO VỆ TRẺ EM TRONG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ - GIÁO VIÊN – NHÂN VIÊN NHÀ TRƯỜNG. 2/12/2018 2:16:45 PM
Nhằm nâng cao nhận thức cho đội ngũ giáo viên trong nhà trường đồng thời để các cán bộ, giáo viên và nhân viên nhà trường thực hiện tốt công tác bình đẳng giới và Luật bảo vệ trẻ em, thực hiện công văn số 75/GD&ĐT ngày 24/01/2018 của Phòng GD&ĐT Lệ Thủy v/v triển khai thực hiện công tác Bình đẳng giới và Luật trẻ em năm học 2017-2018, chiều ngày 02/02/2018, trường TH Số 2 Hồng Thủy đã tổ chức Tập huấn nghiệp vụ công tác Bình đẳng giới và Luật trẻ em cho toàn thể CBGVNV trong đơn vị.

Mở đầu buổi tập huấn, đ/c Nguyễn Thị Bích Thảo – Hiệu trưởng nhà trường đã nhấn mạnh tầm quan trọng sự cần thiết của vệc thực hiện vấn đề Bình đẳng giới trong giai đoạn hiện nay. Đồng chí cũng đã khái quát một số nội dung cơ bản của Luật trẻ em số 102/2016/QH13 ngày 05/4/2016 và Nghị định số 56/2017/NĐ-CP ngày 09/5/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật trẻ em. Những điểm mới của Luật trẻ em như: Quy định cụ thể về các quyền và bổn phận của trẻ em; sự tham gia của trẻ em vào các vấn đề về trẻ em; các biện pháp bảo vệ trẻ em ba cấp độ (phòng ngừa, hỗ trợ, can thiệp); chăm sóc thay thế cho trẻ em; trách nhiệm thực hiện quyền trẻ em; các hành vi vi phạm quyền trẻ em bị nghiêm cấm…Trong đó, đặc biệt chú ý đến các điều quy định Bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng. Cụ thể: Thông tin bí mật đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em (Điều 33); Truyền thông, giáo dục, nâng cao năng lực về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng (Điều 34); Bảo đảm an toàn cho trẻ em trong việc trao đổi, cung cấp thông tin trên môi trường mạng (Điều 35); Các biện pháp bảo vệ thông tin bí mật đời sống riêng tư cho trẻ em trên môi trường mạng (Điều 36); Các biện pháp hỗ trợ, can thiệp trẻ em bị xâm hại trên môi trường mạng (Điều 37). Đ/c cũng đã chỉ đạo BBT trang website của trường tổ chức họp, rà soát lại tất cả các bài đã được đăng, nếu bài nào có tiết lộ về thông tin của cá nhân học sinh thì điều chỉnh nội dung hoặc gỡ bỏ, hoặc xin ý kiến của phụ huynh HS.


1202so2hong1.jpg


Tiếp theo đ/c Nguyễn Thị Mai Nhung – Chủ tịch CĐ nhà trường đã khái quát các nội dung liên quan đến Bình đẳng giới, như: Giới tính và giới; Định kiến giới và phân biệt đối xử về giới; Cân bằng giới, công bằng giới và bình đẳng giới; Và việc lồng ghép giới trong các hoạt động chuyên môn hàng ngày. Các nội dung lồng ghép giới cần thực hiện như: Lồng ghép giới trong các văn bản chỉ đạo điều hành; Lồng ghép giới trong công tác lập kế hoạch; Lồng ghép giới trong các hoạt động giảng dạy và học tập trong và ngoài trường học.


1202so2hong2.jpg


Theo báo cáo khoảng cách giới toàn cầu của Diễn đàn Kinh tế Thế giới năm 2018 về mức độ mất cân bằng giữa nam và nữ, Việt Nam xếp thứ 65/144 quốc gia, và xếp thứ 7 ở châu Á về thu hẹp khoảng cách về giới trên các lĩnh vực. “Việt Nam được ghi nhận là một trong số các quốc gia xóa bỏ khoảng cách giới nhanh nhất trong vòng 20 năm qua; đã hoàn thành trước thời hạn mục tiêu bình đẳng nam nữ và nâng cao vị thế của phụ nữ. Việt Nam nằm trong nhóm nước có tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội cao ở khu vực và trên thế giới (đứng thứ 43/143 nước trên thế giới và thứ 2 trong ASEAN). Dẫn chứng những con số trên để có thể nói rằng, phụ nữ Việt Nam ngày nay đã có một vị thế mới trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là trong lĩnh vực TT&TT”.

Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU) đã dẫn đầu và khởi tạo nhiều sáng kiến toàn cầu về bình đẳng giới và tiến bộ của phụ nữ như Giải thưởng bình đẳng về giới trong công nghệ, nhằm thúc đẩy hơn nữa sự bình đẳng của phụ nữ trong một lĩnh vực thường được xã hội nhìn nhận là khó khăn đối với phụ nữ. Số liệu thống kê từ cuộc điều tra quốc gia về bạo lực gia đình đối với phụ nữ cho thấy 58% phụ nữ cho biết đã từng chịu ít nhất một trong ba hình thức bạo lực thể chất, tinh thần và tình dục. Do vậy, công tác tuyên truyền sẽ đóng một vai trò thiết yếu trong mục tiêu xóa bỏ các bất công đối với phụ nữ.

Phụ nữ hoàn toàn xứng đáng được xã hội ghi nhận và đánh giá một cách công bằng đối với các thành quả mà chị em phải nỗ lực nhiều hơn nam giới để đạt được. Phụ nữ cũng cần luôn được bảo vệ trước các bất công, bạo lực đang diễn ra trên thế giới và ngay ở Việt Nam. Trong những năm qua, mặc dù bình đẳng giới đã có nhiều tiến bộ đáng kể, nhưng trên thực tế khoảng cách về giới vẫn còn tồn tại: Lao động nữ vẫn còn nhiều thiệt thòi trong việc tiếp cận các dịch vụ cơ bản, cơ hội được đào tạo, cơ hội thăng tiến. Phụ nữ cần được tạo điều kiện để thể hiện tốt nhất vai trò của mình; được bồi dưỡng, đào tạo để tham gia ngày càng nhiều các hoạt động xã hội, công tác lãnh đạo và quản lý ở các cấp... Và bình đẳng giới không chỉ là vấn đề của phụ nữ, mà của chính nam giới; không chỉ là nhiệm vụ của các đồng chí tham gia tập huấn ngày hôm nay, mà là trách nhiệm của toàn xã hội.

Thực trạng hiện nay tại tỉnh ta, tỷ lệ cán bộ quản lý giáo dục là nữ trong tổng số cán bộ quản lý giáo dục cấp tỉnh và huyện đạt trung bình các năm là 29,7%. Công bằng xã hội trong tiếp cận giáo dục đã được cải thiện, đặc biệt người DTTS, con em các gia đình nghèo, trẻ em gái và các đối tượng bị thiệt thòi ngày càng được quan tâm. Về cơ bản đã đạt được sự bình đẳng nam nữ trong GDPT và GDĐH…

Tuy nhiên, có một thực trạng đáng báo động liên quan đến vấn đề giới trong giáo dục, đó là bạo lực học đường. Từ đầu năm học 2009-2010 đến tháng 5-2012, toàn quốc đã xảy ra 1.508 vụ việc HS đánh nhau trong và ngoài tương học. Bình quân cứ 5.260 HS thì xảy ra 1 vụ đánh nhau; cứ 9 trường thì có 1 vụ HS đánh nhau; cứ 10.000 HS thì có 1 HS bị kỷ luật khiển trách; cứ 5.555 HS thì có 1 HS bị kỷ luật cảnh cáo vì đánh nhau; cứ 11.111 HS thì có 1 HS bị buộc thôi học có thời hạn vì đánh nhau… 

Sự chênh lệch giữa nam và nữ cũng có sự khác biệt theo các cấp học, càng lên cấp học cao sự chênh lệch càng lớn. Đ/c Nguyễn Thị Mai Nhung nhấn mạnh: cần phải xóa bỏ các định kiến về giới ảnh hưởng tiêu cực tới quan điểm về tính công bằng khiến các chúng ta cho rằng “ưu thế của phái mạnh” trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội là “lẽ tự nhiên”. Còn với các em gái, định kiến về giới có thể khiến các em tự ti, cảm thấy thấp kém hơn người khác và ít có động lực học tập. Đồng thời đ/c mong muốn mỗi giáo viên, nhân viên sẽ luôn là tấm gương gương mẫu cho toàn bộ học sinh noi theo. Sẽ luôn thực hiên tốt bình đẳng giới và bảo vệ trẻ em, điều đó được thể hiện qua một số bài học trong SGK. Mọi sự nỗ lực cố gắng vì bình đẳng giới và bảo vệ trẻ em tại Việt Nam nói chung  trong giáo dục nói riêng cần được thực hiện bền bỉ, trong sự bền vững.

Ở Việt Nam, dù chúng ta tự hào rằng mọi trẻ em gái và trẻ em trai đều có cơ hội tiếp cận giáo dục tiểu học một cách bình đẳng, thì tất cả những người đang làm việc trong lĩnh vực giáo dục đều phải nhận thấy rõ một điều rằng, như thế là chưa đủ. Chúng ta cần phải chú trọng hơn việc dạy học đổi mới theo phương pháp dạy học tích cực để đảm bảo rằng mọi trẻ em gái và trẻ em trai đều được học tập trong một môi trường đầy hứng thú, không có thành kiến hay định kiến về giới và luôn được bảo vệ và học tập trong một môi trường thân thiện”. 

Mặc dù thời gian tập huấn không nhiều nhưng CBGVNV trường TH số 2 Hồng Thủy đã nắm được những nội dung cơ bản của công tác Bình đẳng giới và Luật trẻ em, đặc biệt xác định được vai trò, trách nhiệm của mỗi cá nhân trong việc bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng. Tin tưởng rằng, mỗi một CBGVNV nhà trường sẽ thực hiện tốt trong quá trình công tác cũng như trong cuộc sống./.

Võ Mỹ Duyên


Tìm kiếm
Đăng nhập
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Bài viết mới nhất
Hình ảnh
Liên kết website

Quảng cáo

BẢN QUYỀN THUỘC VỀ PHÒNG GD VÀ ĐT LỆ THỦY - TỈNH QUẢNG BÌNH
Điện thoại: 052.3882625 - Email:banbientap@lethuy.edu.vn
Developed by Phạm Xuân Cường - ĐT: 0912.037911 - Email: cuonggiaoduc@yahoo.com