Về dự và chủ trì buổi Hội thảo có sự hiển
diện của đồng chí Nguyễn Văn Vững - Phó trưởng phòng GD&ĐT, đồng chí Lê Đức
Lãnh - Chuyên viên phụ trách bậc học, đồng chí Phan Anh xuân - Chuyên viên
Phòng GD&ĐT, cán bộ quản lý các trường Tiểu học
trong huyện, đặc biệt là sự có mặt đầy đủ của các giáo viên giảng dạy môn Mĩ
thuật ở cấp Tiểu học trên địa bàn huyện.
Tại lễ khai mạc, đồng chí Nguyễn Văn Vững - Phó Trưởng phòng
Giáo dục và Đào tạo đã nói rõ những ưu điểm và hạn chế của việc thực hiện
chương trình Mĩ thuật theo phương pháp mới đồng thời nêu rõ mục đích, yêu cầu
của buổi hội thảo.
Tại buổi hội thảo, cán bộ quản lý và giáo viên được dự 01
tiết học minh họa lớp 3 với Chủ đề: Trái cây bốn mùa (tiết 3) do thầy giáo
Nguyễn Thành Định giáo viên Trường TH số 1 Kiến Giang thể hiện. Trên cơ sở
điểm tựa của tiết học, các thành viên tham dự hội thảo đã tiến hành trình
bày, chia sẻ, thảo luận, trao đổi những ưu điểm, hạn chế về phương pháp, kĩ
thuật dạy học đồng thời đưa ra những giải pháp khắc phục hạn chế.
Với tâm huyết dành cho học sinh và đam mê mĩ
thuật, các giáo viên đại diện cho các cụm chuẩn bị và trình bày báo cáo tham
luận dạy học Mĩ thuật theo phương pháp mới thật chu đáo và lôi cuốn người tham
dự, với các nội dung tham luận chỉ ra các kĩ thuật thực hiện 7 quy trình dạy
học ở môn Mĩ thuật: Vẽ cùng nhau và sáng tác các câu chuyện (QT1); Xây
dựng cốt truyện (QT4); Tạo hình con rối và nghệ thuật biểu diễn (QT7);Tạo hình
ba chiều-Tiếp cận theo chủ đề (QT5); Điêu khắc - Nghệ thuật tạo hình không gian
(QT6) ; Vẽ biểu cảm (QT2); Vẽ theo âm nhạc (QT3). Qua các báo cáo tham
luận và các ý kiến chia sẻ, mỗi một CBQL, GV thêm một lần nữa củng cố lại các
quy trình, kĩ thuật dạy học theo phương pháp dạy học mới; học hỏi thêm kinh
nghiệm và tháo gỡ vướng mắc trong quá trình triển khai tại trường học.
Đồng chí Phan Anh Xuân - chuyên
viên Phòng GD&ĐT nhấn mạnh: 7 quy trình dạy học mới đều được xây dựng chung
một cấu trúc và đều hướng tới mục tiêu lấy HS làm trung tâm; kích thích sự
tương tác, tư duy sáng tạo và phát triển nhận thức, phát triển năng lực cho học
sinh một cách toàn diện từ đó các em có thể hình thành phát triển năng lực:
Sáng tạo mĩ thuật; hiểu, cảm nhận và phản ánh được nội dung của sản phẩm; giao
tiếp, trao đổi, tiếp nhận ý tưởng và ý nghĩa thông qua sản phẩm/tác phẩm mĩ
thuật. Giúp HS phát triển các giác quan, các kĩ năng sống, kinh nghiệm cá nhân
và khả năng giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác nhóm, năng lực tự học và tự
đánh giá dựa trên những năng lực, trí thông minh sở trường của cá nhân HS.
Đồng chí Phan Anh Xuân cũng đã
đưa ra một số yêu cầu chỉ đạo đối với các nhà trường, các GV trực tiếp giảng
dạy về việc tiếp tục triển khai thực hiện dạy học Mĩ thuật theo định hướng phát
triển năng lực của học sinh có hiệu quả.
Với sự
chuẩn bị chu đáo của Ban tổ chức, sự nhiệt tình trách nhiệm của tổ bộ môn Mĩ
thuật, tinh thần hợp tác, chia sẻ của các thành viên, buổi hội thảo đã thành
công tốt đẹp và đạt được mục đích, yêu cầu đề ra. Các đồng
chí về tham gia Hội thảo đều rất vui vẻ, hứng thú và nắm chắc quy
trình, kĩ thuật dạy học Mĩ thuật theo phương pháp dạy học mới; học hỏi được
kinh nghiệm và tháo gỡ những vướng mắc trong quá trình triển khai tại trường
học. Dưới sự chỉ đạo chuyên môn của lãnh
đạo Phòng GD&ĐT Lệ Thủy, sự nổ lực của mỗi CB, GV việc thực hiện dạy học Mĩ
thuật ở Tiểu học theo định hướng phát triển năng lực học
sinh năm học 2017-2018 của huyện nhà chắc
chắn sẽ thu được kết quả tốt đẹp./.
Một số hình ảnh ghi
lại tại buổi hội thảo

(Đ/c Nguyễn Văn Vững -
Phó trưởng phòng GD&ĐT khai mạc hội thảo)







(Báo
cáo chuyên đề, thảo luận chung)

(Đ/c
Phan Anh Xuân - chuyên viên Phòng GD&ĐT
giải đáp thắc mắc và chỉ đạo chung)