Vùng núi cao và vùng đồi trung du chiếm 72% diện tích toàn huyện. Núi rừng rậm rạp có nhiều loại gỗ quý hiếm như lim, gụ, táu, sến, trắc, dạ hương... và nhiều loại thú quý. Đặc sản dưới tán rừng khá đa dạng phong phú và có giá trị cao: song, mây, các loại trầm hương và dược liệu quý hiếm. Có ngọn núi cao nhất trên 1.250m. Lòng núi chứa những khoáng sản quý như vàng sa khoáng ở Khe Vàng, đá ốp lát ở Khe Giữa, Vít Thù Lù; đồng, chì, kẽm ở khu vực An Mã. Đặc biệt có nguồn suối khoáng Bang - nguồn nước khoáng duy nhất trong nước xuất lộ lớn nhất 105oC đã và đang được huyện, tỉnh đầu tư khai thác dùng giải khát và chữa bệnh, thu hút sự quan tâm trong và ngoài tỉnh.
Lệ Thủy ở vào eo đất hẹp của lãnh thổ Việt
Nam, là một vùng quê giàu đẹp của tỉnh Quảng Bình. Trải qua nhiều thế hệ, con
người Lệ Thủy đã tốn bao công sức, xương máu để tạo lập, bảo vệ, xây dựng nên
quê hương ngày nay.

(Bút tích lời giới thiệu của Đại tướng Võ Nguyên Giáp về tập sách
“Lịch sử Đảng bộ huyện Lệ Thủy”)
Từ buổi bình minh lịch sử đất nước, vùng
đất này thuộc đất bộ Việt Thường.
Dưới ách thống trị của phong kiến phương
Bắc, chúng chia đất nước ta ra làm nhiều châu, quận. Thời nhà Đường, thế kỷ
VII-IX vùng đất trong huyện thuộc châu Địa Lý, nước Chiêm Thành (trước đó, có
tên nước Lâm Ấp). Thời nhà Lý (thế kỷ XI-XII) vào năm 1609, để loại trừ sự
uy hiếp từ phía Nam và để phá âm mưu của phong kiến nhà Tống câu kết với phong
kiến Chiêm Thành xâm lược, một đạo quân của nhà Lý do Lý Thánh Tông và Lý
Thường Kiệt chỉ huy đánh vào kinh thành Chiêm Thành bắt được vua nước ấy là Chế
Củ đem về. Chế Củ xin đổi ba châu: Địa Lý, Ma Linh, Bố Chính để chuộc tội. Vua
Lý nhận ba châu ấy sát nhập vào Đại Việt.
Trải qua các triều đại Lý, Trần do hoàn
cảnh lịch sử, ba châu nhượng địa đó luôn bất ổn.
Năm 1306, vua Chiêm Thành là Chế Mân sai sứ
dâng biểu cầu hôn. Vua xuống chiếu đem Huyền Trân công chúa gả cho. Chế Mân đem
hai châu Ô, Lý làm vật cưới. Từ đó, vùng đất này trở thành một bộ phận khăng
khít của đất nước Đại Việt.
Bước vào thời kỳ phát triển toàn diện của
quốc gia phong kiến Việt Nam độc lập - triều đại nhà Lý (1010-1225), vùng đất
này thuộc châu Lâm Bình, đến đời Trần (1226-1400) thuộc phủ Tân Bình.
Thời nhà Lê (1428-1527) đời Hồng Đức định
bản đồ đất nước, tên huyện Lệ Thủy ra đời vào năm 1470 - 1471. Lúc đó huyện Lệ
Thủy có 6 tổng, 28 xã, 2 trang, thuộc phủ Tân Bình.
Đầu thế kỉ XIX, dưới thời nhà Nguyễn, triều
đại phong kiến Việt Nam cuối cùng, huyện Lệ Thủy là một trong ba huyện thuộc
phủ Quảng Ninh (Lệ Thủy, Phong Lộc, Phong Phú). Đến trước năm 1945, Lệ Thủy trở
thành một huyện của tỉnh Quảng Bình.
Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành
công, huyện Lệ Thủy gồm có 12 xã.
Sau khi đất nước thống nhất, tháng 6/1976,
Quốc hội, HĐNN quyết định ba tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa thiên và khu vực
Vĩnh Linh hợp nhất tỉnh mới, Lệ Thủy thuộc tỉnh Bình -Trị - Thiên.

Ngày 14/4/1977, huyện Lệ Thủy và huyện
Quảng Ninh hợp thành huyện Lệ Ninh. Ngày 01/7/1987, tỉnh Bình - Trị - Thiên
được Quốc hội quyết định chia lại ranh giới thành ba tỉnh: Quảng Bình, Quảng
Trị, Thừa Thiên - Huế. Huyện Lệ Ninh thuộc
tỉnh Quảng Bình.
Ngày 01/7/1990, huyện Lệ Thủy được lập lại
thuộc tỉnh Quảng Bình. Thị trấn Kiến Giang là trung tâm huyện lỵ, có vị trí,
cảnh quan ở ngã ba sông Kiến Giang rất thuận lợi trong việc tạo nên một phố
huyện đẹp cho hôm nay và mai sau.
Lệ Thủy là dải đất có tọa độ khoảng 16o 55’
đến 17o22’ độ vĩ Bắc; 106o25’ đến 106o59’ độ kinh Đông. Huyện Lệ Thủy, phía Bắc
giáp huyện Quảng Ninh, phía
Nam giáp huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị; phía Đông giáp biển Đông - bờ biển
bãi ngang dài hơn 30km; phía Tây giáp tỉnh Khăm Muộn - CHDCND các bộ tộc Lào
anh em, có đường biên giới Việt - Lào dài 42,8km.
Diện tích tự nhiên phần đất liền của Lệ
Thủy rộng 127.600ha, địa hình bề mặt thấp dần từ Tây sang Đông, từ Nam ra Bắc,
dạng bán bình nguyên lượn sóng và hình thành các vùng sinh thái.
- Vùng núi cao và vùng đồi trung du;
- Vùng đồng bằng ven biển;
- Vùng dải cát nội đồng ven biển.
Vùng núi cao và vùng đồi trung du chiếm 72%
diện tích toàn huyện. Núi rừng rậm rạp có nhiều loại gỗ quý hiếm như lim, gụ,
táu, sến, trắc, dạ hương... và nhiều loại thú quý. Đặc sản dưới tán rừng khá đa
dạng phong phú và có giá trị cao: song, mây, các loại trầm hương và dược liệu
quý hiếm. Có ngọn núi cao nhất trên 1.250m. Lòng núi chứa những khoáng sản quý
như vàng sa khoáng ở Khe Vàng, đá ốp lát ở Khe Giữa, Vít Thù Lù; đồng, chì, kẽm
ở khu vực An Mã. Đặc biệt có nguồn suối khoáng Bang - nguồn nước khoáng duy
nhất trong nước xuất lộ lớn nhất 105oC đã và đang được huyện, tỉnh đầu tư khai
thác dùng giải khát và chữa bệnh, thu hút sự quan tâm trong và ngoài tỉnh.
ĐỖ ĐỨC THUẦN (giới thiệu)
.................................................
(Còn nữa)
(Nguồn: trích “Lịch sử Đảng bộ huyện Lệ Thủy, tập
I”)
(*) Tên bài do người giới thiệu đặt.