Theo
lời hẹn đúng 09h tôi có mặt ở UBND xã Tân Thủy. Mọi người khẩn trương ai làm
việc đó, sau những cái bắt tay xã giao tôi đến phòng làm việc của anh Lê Hữu
Bình - Huyện ủy viên, Bí thư Đảng ủy xã. Thật bất ngờ, anh Trần Văn Lương - Chủ
tịch UBND xã, thầy giáo Lê Thuận Lễ - Chủ tịch hội khuyến học đã có mặt “chờ”
tôi từ sớm. Anh Lê Hữu Bình nhanh nhẹn rót trà mời khách. Tôi vào lời hỏi về
chuyện nông thôn mới trong năm qua. Anh hồ hởi, cười vui:
- Nay
cả huyện đi đâu cũng làm nông thôn mới. Thầy giáo ra đường gặp mọi người ai
cũng biết chuyện này cả. Bà con vui lắm, nhờ nông thôn mới mà cuộc sống người
dân đã thay đổi rất nhiều.
Chúng
tôi, không trao đổi trên bàn giấy và khẩn trương lên xe đến tận nơi, xem tận
mắt những việc xã Tân Thủy đã làm ở các thôn, các hộ gia đình.
Anh
Lê Hữu Bình vừa lái xe vừa trò chuyện:
-
Xã Tân Thủy là quê hương cách mạng, trước đây là một vùng đất bán sơn địa vô
cùng khó khăn. Có một thời khi nhắc đến Tân Thủy nhiều người còn nhớ câu thơ: “
Đất cằn sỏi đá lạnh im /Trái rơi xuống
đất hạt chìm chờ mưa” và thật may mắn, cùng với sự đi lên về đời sống kinh
tế, chính trị, văn hóa của toàn huyện, Tân Thủy đang đổi thay từng ngày.
- Cũng
có những khi xã đã gặp phải khó khăn khi thực hiện chương trình xây dựng nông
thôn mới, trên cơ sở kế thừa những năm trước, bây giờ nhìn chung phong trào như
thế nào ạ? Tôi hỏi.
- Cho
đến hiện nay, các chi tiêu đã đạt được, tiêu chí về đường giao thông, bộ mặt
cảnh quan nông thôn được toàn thể người dân đồng lòng ủng hộ. Người dân tự
giác, hồ hỡi chuyển đổi vật nuôi, cây trồng và áp dụng các mô hình kinh tế mới.
Nhiều hộ đã thoát nghèo. Chất lượng giáo dục, y tế cải thiện tích cực. Mà thầy
giáo này! Chút nữa thầy sẽ thấy.
Anh
Trần Văn Lương - Chủ tịch UBND Tân Thủy thêm vào: “Chúng tôi lãnh, chỉ đạo công việc lấy hiệu quả làm trọng, lấy uy tín
với dân làm tiêu chí. Có những việc tưởng chừng không thể nhưng thành có thể là
nhờ vào dân, dựa vào dân “ Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân
liệu cũng xong”. Khi làm nông thôn mới, anh em mới thấm thía lời dạy này
của Bác Hồ một cách đầy đủ nhất.
Đồng
chí Bí thư Đảng ủy đưa chúng tôi đến thăm trường THCS, trường Tiểu học và trường
Mầm non. Thực sự tôi quá bất ngờ, trước quy mô, sự đồng bộ, khang trang của
trường lớp. Như vậy, trong 19 tiêu chí đạt chuẩn nông thôn mới thì Tân Thủy đã hoàn thành một cách xuất sắc tiêu
chí số 5 về trường học.
Trước
khi đến với Tân Thủy lần này, chúng tôi được biết, bước vào năm 2018 Thường vụ
Đảng ủy xã đã có chủ trương, HĐND xã đã ra nghị quyết rõ ràng, cụ thể về các
chỉ số, biện pháp thực hiện nhiệm vụ. Theo đó, chuyển đổi một số diện tích trồng
lúa có năng suất, chất lượng kém sang mô hình trồng khoai chất lượng cao để
nâng cao giá trị thu nhập. Tân Thủy đang trồng khoai thí điểm tại thôn Tân Hòa,
Tân Hạ với diện tích 5,5 ha. Ngoài ra, xã vận động nhân dân chuyển đổi 10 -15
ha rừng keo tràm dễ gãy đổ trong mùa mưa bão sang trồng dứa thương phẩm. Sau
khi có chủ trương tại vùng đồi thôn Tân Truyền bà con đã hưởng ứng trồng 6,2 ha
dứa đợt 1 đang bám rễ lên xanh tốt, Thường vụ Đảng ủy đã hợp đồng với đơn vị
Kinh tế Quốc phòng 79 bao tiêu sản phẩm đầu ra cho nhân dân. Để cải tạo vườn
tạp sang trồng các loại cây kinh tế cao, xã đã đăng ký giống cam Vũ Quang, Hà Tĩnh cho nhân dân trồng, hiện tại
đã trồng thí điểm 1 ha ở khu vực miếu
Thần Hoàng, 0,5 ha tại Đôộng Ếm.
Khi
được hỏi về các mục tiêu cụ thể về xây dựng nông thôn kiểu mẫu, anh Lê Hữu Bình
rất phấn khởi: “ Xã nhà tiếp tục giữ vững
và phát huy các mục tiêu nông thôn mới
bằng các công việc cụ thể để hướng đến mục tiêu nông thôn kiểu mẫu; tăng thêm
các tuyến đường giao thông nông thôn. Hiện nay, sau một thời gian ngắn phát
động nhiều thôn đã đạt 100% đường bê tông hóa như thôn Tân Hòa, Tân Lạc, Tân
Ninh…Phát quang, làm thông thoáng 07 km đường toàn xã, xây dựng 5 khu vườn mẫu,
bảo vệ thành công 1km đường hoa kiểu mẫu, hiện tiếp tục triển khai 1-2km về tất
cả các thôn trong xã bằng nguồn lực xã hội hóa. Song song với đó, xã tiến hành sửa
chữa, xây dựng 5 cụm cổ động ở Tân Đa (giáp Thái Thủy), Tân Ninh (giáp Hưng
Thủy), Tân Hòa (giáp Dương Thủy), cụm trung tâm xã và cổng chào của xã. Chúng
tôi treo pa - nô 2 mặt trên trục đường chính của xã, cải tạo khuôn viên xã đảm
bảo xanh, sạch, đẹp, văn minh. Những việc làm đó đã làm cho bộ mặt nông thôn
trở nên tươi mới hơn rất nhiều. Đặc biệt, xã đang trình xin ý kiến của huyện để
tu sửa và tổ chức đón nhận Bằng Di tích lịch sử cấp tỉnh Lăng Quang Hữu và Miếu
Lòi Am…”
Chúng
tôi lại theo anh Lê Hữu Bình đến một cơ sở trồng cây nông phẩm ở thôn Tân Lộc.
Ðó là vườn trồng mướp đắng và rau sạch của bà Lê Thị Loan. Khu vườn được rào
lưới bên trên và hai bên có hệ thống nước tự tưới theo mô hình khép kín. Trước
mắt chúng tôi là ngút ngàn những rau thơm, quả sạch. Anh Bình nói:
-
Bà Loan là người làm mô hình này đầu tiên ở xã chúng tôi đấy.
- Thưa
mệ, thế mỗi năm nhà mình thu được lãi bao nhiêu?
Bà
Loan trả lời tôi:
-
Trừ chi phí, bước đầu mỗi năm mệ lãi 100 triệu đồng. Già rồi như ri là được “nhà báo” hè.
Bước
vào vườn chúng tôi như lạc vào thế giới của hoa quả. Những quả mướt to, mập lấp
loáng dưới những giọt sương nhân tạo đang chờ thu hoạch. Những bông hoa vàng
rộm nở bung dưới tán lá xanh non như đang chờ ngày kết quả. Rồi các đường ống
nhựa dẫn nước được lắp đặt tỉ mẫn, khoa học như hấp dẫn chúng tôi. Đúng là khi
nghề nông áp dụng khoa học kĩ thuật thì khái niệm làm nông đã hoàn toàn thay
đổi.
-
Tới đây vào mệ cần bao nhiêu người làm?
- Mô
hình này không có trồng theo vụ mà trồng theo tháng, theo mùa chú nờ. Nói chung
là trồng cả năm…chừ mệ cần 10 người để cùng làm.
-
Thế có cần tay nghề không ạ ?
-
Nỏ cần mô chú, cán bộ nông nghiệp sẽ hướng dẫn cả. Ở đây vừa học vừa làm mà.
Anh
Trần Văn Lương - Chủ tịch xã tiếp lời:
- Chúng
tôi có sự hỗ trợ chuyên môn của phòng Nông nghiệp - Phát triển nông thôn, Trạm Khuyến nông huyện
nên đã mạnh dạn áp dụng mô hình mới tạo hiệu quả năng suất cao, không bị phụ
thuộc vào thời tiết, giá cả nông phẩm bán ra cao hơn hẳn vì mọi người tin dùng.
Nếu mô hình này nhân rộng ra nhiều hộ gia đình hơn nữa, thì kinh tế bà con sẽ
ngày càng ổn định, an toàn thực phẩm càng có độ tin cậy cao trên toàn xã, thậm
chí trên toàn huyện.
Ðúng
như đồng chí Chủ tịch UBND xã nói, nhìn ra trước mắt đã thấy những hàng cây
nông phẩm xanh tốt bời bời. Những con đường thẳng tắp cộng với những con mương
đã được bê-tông hóa để đồng ruộng thành từng ô, vuông vắn nhìn hệt như bức tranh
vẽ. Những tiêu chí nông thôn mới đến đây
đã được thấy rõ ràng hơn.
Được
biết, trên cương vị người đứng đầu địa phương, cùng với tập trung chỉ đạo thực
hiện hiệu quả nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, anh
Lê Hữu Bình đã chủ động cùng chính quyền xã đẩy mạnh cải cách thủ tục hành
chính, đổi mới lề lối, tác phong làm việc để cán bộ, đảng viên, phát huy vai
trò tiên phong, gương mẫu trong xây dựng nông thôn kiểu mẫu. Đích thân đồng chí
Bí thư xã đã trực tiếp xuống từng thôn xóm, cùng họp, nắm bắt tình hình, lắng
nghe tâm tư, nguyện vọng của người dân, cùng giải quyết những khó khăn, vướng
mắc và giải thích cho người dân hiểu rõ hơn về ý nghĩa, mục đích của chương
trình nông thôn mới. Từ những cách làm sáng tạo, chương trình xây dựng nông
thôn mới đã tạo thành phong trào thi đua sôi nổi, thu hút sự tham gia hưởng ứng
tích cực của quần chúng nhân dân. Hình ảnh đồng chí Bí thư xã hàng ngày đi khắp
thôn xóm, ruộng đồng vận động người dân tích cực tham gia sản xuất, bảo vệ môi
trường; trong đêm tham dự các cuộc họp của thôn... đã không còn xa lạ đối với
bà con trong xã. Chính sự tiên phong đi đầu, cùng cán bộ gần dân, sát cơ sở,
dám nghĩ, dám làm vì việc chung của đồng chí đã tạo sự đồng thuận từ nhân dân,
khơi dậy nguồn lực to lớn từ khối đại đoàn kết toàn dân, góp công không nhỏ đưa
Tân Thủy hoàn thành chương trình xây dựng nông thôn kiểu mẫu.
Dọc
đường về , anh Bình bảo tôi:
- Xây
dựng nông thôn kiểu mẫu nói gì thì nói nhưng điều quan trọng nhất là nâng cao
đời sống nhân dân, cải thiện bộ mặt nông thôn và đặc biệt tạo ra được tinh thần
đoàn kết, quyết tâm từ trên xuống dưới”.
Chia
tay mọi người, trong cái nắng gay gắt của những ngày đầu hè, thế nhưng tôi thấy
hình như đất trời đang dịu lại trước ánh xanh của cánh đồng làng Tân Thủy và xa
xa là những rừng cây đang vươn mình trong nắng.
Tôi
đọc cho anh Lê Hữu Bình và anh Trần Văn Lương nghe tiếp mấy câu thơ dang dỡ lúc
đầu: “Nẩy chồi cành nắng đung đưa / Ra
hoa kết trái,vụ mùa gọi nhau / Cây không chê đất bạc màu /Thương cây đất chịu
dãi dầu bão mưa ! Thơm bùi, ngọt, chát, cay, chua / Đất ơi ! Cây trái bốn mùa
sinh sôi”.
Và
tôi tin tưởng, hy vọng mọi người đến Tân Thủy sẽ cảm nhận được điều đó, anh Lê
Hữu Bình à!
Tháng
4 năm 2018
Ngô
Mậu Tình






