
Cắt băng khách thành tượng đài Chủ tịch Hồ Chí
Minh với nhân dân Quảng Bình.
Ký ức không thể nào quên
Đúng 8 giờ 30 phút ngày
16-6-1957, chuyên cơ mang số hiệu Li-203 chở Bác Hồ hạ cánh xuống sân bay Lộc
Đại - Đồng Hới. Đồng chí Bí thư tỉnh ủy và các đồng chí trong thường vụ Tỉnh
ủy cùng nhân dân Quảng Bình háo hức chờ Bác từ sáng sớm. Trước đó đội bảo vệ
vòng trong công an tỉnh đã tập luyện hết sức chu đáo để thực hiện nhiệm vụ
do Bộ công an giao phó đã hai tháng. Vừa xuống máy bay Bác đã vẫy tay chào mọi
người cùng nụ cười vô cùng ấm áp và cảm động. Bác ân cần thăm hỏi, bắt tay thân
mật đoàn đại biểu ra đón Bác. Thượng sĩ Lê Nam Diên, đội trưởng đội bảo vệ vòng
trong được gần Bác khi chiếc phi cơ vừa đáp xuống không bao giờ quên được câu
nói đầu tiên của Người: “Tôi xin chào đồng bào, đồng chí Quảng Bình!”. Do phải
đảm bảo tuyệt đối an toàn cho Bác nên cuộc đón tiếp Người diễn ra nhanh chóng.
Bác lên xe và đi đến trụ sở Ủy ban Hành chính tỉnh cùng 5 chiếc xe chuyên
dụng. Các đồng chí trong đội bảo vệ vừa thấy hạnh phúc vì được thấy Bác vừa
thấy nhiệm vụ của mình là vô cùng lớn lao. Mọi người tập trung tinh thần 100%
với niềm phấn chấn chưa bao giờ có trong đời. Một lát sau xe đến nơi, mọi người
ùa ra đón Bác. Trong bộ ka – ki đã ngã màu Bác tươi cười, ánh mắt trìu mến
trước tình cảm đoàn đại biểu và các đồng chí lãnh đạo Quảng Bình dành cho Bác.
Chưa vội đi ngay vào hội trường, Người bước nhanh sang phía dãy nhà bếp. Mọi
người vội vàng theo Bác. Lúc này các anh chị trong tổ hậu cần đang làm việc.
Bác đến bắt tay từng người hỏi thăm tình hình công việc. Thấy chị Lan (người
Quảng Trạch ) dáng người ốm yếu Bác cầm tay: “Cháu làm hậu cần mà ốm như ri thì
các anh chị khác làm sao khỏe lên được! Nói vậy nhưng cháu phải cố giữ gìn sức
khỏe, không được làm việc quá sức”. Tổ hậu cần ngẩn ngơ, rơi lệ khi
Bác đã cùng đồng chí Bí thư tỉnh ủy và đoàn đi khuất. Tại cuộc gặp gỡ, làm
việc với các đồng chí trong Thường vụ Tỉnh uỷ Bác quan tâm thăm hỏi tình hình
đồng bào Quảng Bình sản xuất và chiến đấu chống giặc Mĩ, Bác tin tưởng rằng sau
chiến tranh Đồng Hới sẽ phát triển hơn mười lần ngày nay.
Sân vận động Đồng Hới là nơi
cán bộ và nhân dân Quảng Bình tổ chức mít tinh lớn để đón Bác vào 16 giờ ngày
16-6. Tại đây, một cuộc gặp gỡ đã diễn ra trong không khí trang nghiêm nhưng
rất đỗi thân tình. Bác đã thay mặt Trung ương Đảng và Chính phủ chuyển đến toàn
thể nhân dân Quảng Bình - Vĩnh Linh lời chào thân ái. Bác biểu dương khen ngợi
Quảng Bình và Vĩnh Linh. Bác nêu lên một số nhiệm vụ phải làm trước mắt và động
viên cán bộ, nhân dân hai tỉnh Quảng Bình - Vĩnh Linh hãy ra sức cố gắng hơn
nữa để làm tròn trọng trách là hậu phương vững chắc cho tiền tuyến miền Nam.
Ông Thông bấy giờ giữ chức Chủ tịch Mặt trận Tỉnh được Bác dặn dò kĩ lưỡng về
công tác quần chúng, vận động đồng bào đã xúc động ghi lại tình cảm của mình dâng
lên Bác:
MÍT TINH Ở SÂN VẬN ĐỘNG
Sáng sớm mít tin ở giữa sân
Cụ Thông Mặt trận đến ân
cần.
Bắt tay mừng cụ, Bác mời
thuốc,
Xúc động cụ Thông đề vịnh
xuân:
“Mong xuân được gặp Bác vào
thăm
Xuân đẹp tái lai, trăng giữa
rằm.
Xuân đến Bác Hồ, thăm phụ
lão
Xuân in bóng Bác, đậm ngàn
năm”.
Chiều tối cùng ngày, sau khi
tắm biển Nhật Lệ, Bác đi dự buổi liên hoan văn nghệ cùng cán bộ, chiến sỹ Sư
đoàn 325. Toàn bộ chỉ huy đến các chiến sĩ ai ai cũng mong được thể hiện tình
cảm của mình với Bác. Những làn điệu hò ví dặm, hò Huế, hò khoan Lệ Thủy được
cất lên. Bác vỗ tay kết đoàn say sưa tham gia văn nghệ với các chiến sĩ. Chương
trình văn nghệ bỗng trở nên lắng đọng khi chiến sĩ Nguyễn Văn Nam lên ngâm bài
thơ “Đêm nay Bác không ngủ” của nhà thơ Minh Huệ. Khi anh ngâm đến câu “Đêm nay
Bác không ngủ” ở khổ thơ cuối thì tất cả như muốn òa khóc. Bác bỗng đứng dậy giơ
tay vẫy “Đêm nay Bác không ngủ” rồi ôm hôn các chiến sĩ gần bên. Chương trình
văn nghệ của sư đoàn đến 21 giờ 30 phút mới kết thúc. Sau đó Bác cũng đã căn
dặn cán bộ, chiến sĩ trong các lực lượng vũ trang hãy nhận thức rõ vị trí,
trách nhiệm của mình mà ra sức học tập, rèn luyện, đoàn kết một lòng, xây dựng
quân đội vững mạnh về mọi mặt để hoàn thành mọi nhiệm vụ mà Đảng và nhân dân đã
tin cậy, giao phó.
Theo kế hoạch thì Bác ở lại
Quảng Bình đến chiều ngày 17/6/1957 mới trở về Hà Nội nhưng ngay đêm đó đã có
điện của Trung ương mời Bác về vào 7 giờ sáng hôm sau. Tuy chưa muốn xa Quảng
Bình nhưng vì nhiệm vụ nên Bác không thể ở thêm được nữa. Vì vậy, đúng 4 giờ
sáng ngày 17/6/1957, các đơn vị của Sư đoàn 325, bộ đội địa phương, các lực
lượng dân quân tự vệ đã có mặt đông đủ tại Sân vận động để tiễn Bác. Hàng vạn
đồng bào đổ xô ra đường vẫy chào đoàn xe chở Bác ra sân bay. Sân bay Lộc Đại -
nơi đầu tiên được đón Bác nay lại lưu luyến tiễn Bác ra đi.
Người lính năm xưa
Hơn nửa thế kỷ đã trôi qua
kể từ ngày Bác Hồ vào thăm Quảng Bình. Khoảnh khắc lịch sử ngày 16/6/1957 trở
thành một dấu ấn không thể nào quên của người dân Quảng Bình nói chung và những
chiến sĩ may mắn được bên Bác vào những ngày đó. Dẫu rằng thời gian Bác
lưu lại nơi đây là quá ít ỏi, nguyện ước của toàn quân và toàn dân Quảng Bình
được Bác ở lại thăm dài ngày hơn nữa chưa thành nhưng Người đã để lại những
tình cảm thiêng liêng, những lời dạy bảo ân cần và tấm lòng yêu thương vô bờ
bến với đồng bào Quảng Bình-Vĩnh Linh.
Thiếu tá an ninh nhân dân Lê
Nam Diên bây giờ vẫn còn nhớ như in từng lời nói, cử chỉ của Người. Ông kể: Bác
hay nhìn về phương Nam lắm, ở đó có đồng bào Miền Nam, ở đó có
mong muốn to lớn của Người. Bác muốn “Từ Nhật Lệ tôi muốn thả câu thơ vô
Huế… Từ Nhật Lệ tôi muốn làm cánh buồm dong vào miền Nam… Huế đó, miền Nam đó
chỉ một khoảng không gian thôi mà sao cách trở xa vời”. Xa Huế hơn 60 năm,
giờ chỉ còn cách Huế trên 100km, nhưng Bác không thể đặt chân đến nơi gia đình
mình từng sinh sống, nơi chứa đựng nhiều kỷ niệm không thể nào quên của Bác.
Thay mặt cho các anh em trong đội bảo vệ vòng trong năm xưa tôi có bài thơ nhân
kỷ niệm ngày Bác Hồ về thăm Quảng Bình:
BÁC VÀO THĂM QUẢNG BÌNH
Năm bảy Bác vào thăm Quảng
Bình
Khắc sâu hình Bác mãi trong
tim.
Một chiều ra biển, thăm Bàu
Tró
Bác vẫy tay cao đượm ấm
tình.
Tối lại vào Sư ba hai năm
Nghe thơ Bác thức trọn đêm
nay.
Tươi cười Bác đến hôn con
cháu,
Đẹp lắm không quên ấn tượng
này.
Ngô Mậu
Tình
(Ghi theo lời kể của Thiếu tá an ninh Lê
Nam Diên)