Cái nắng đầu hè thật khó chịu.Trời không gay gắt mà lại oi nồng bức bối. Cây bàng, cây phượng đứng im bất động. Sân trường lặng lẽ, Nhuần uể oải xách cặp vào lớp với tâm trạng bực bội. Sự bực bội có duyên cớ, là giáo viên chuyên ngành văn vậy mà hôm qua thầy hiệu phó phụ trách chuyên môn của trường gọi Nhuần vào thương lượng cô đảm nhiệm thêm 2 lớp kỉ thuật lớp 8 thay cho thầy giáo kỉ thuật vừa có quyết định nghỉ hưu. Đang giữa học kì 2 nên phòng giáo dục không thể điều giáo viên về dạy thay được. Mặc dầu chán nản song tối qua Nhuần vẫn xem kỹ bài soạn chu đáo để khỏi bị lủ học trò tịch quái chơi xỏ.
Nhuần đang cố gắng diễn giải Dmax - Dminx trong đúng sai. Hôm qua Nhuần đã cẩn thận tìm hiểu kỹ khái niệm này. Vậy mà giờ vẫn quên. Đành phải dùng thủ thuật vậy. Cô liền ghi bảng.
Dung sai cửa trục: Dmax – Dminx = +5mm Có nghĩa là gì các em?. Cả lớp đồng thanh: D cực đại trừ D cực tiểu bằng ...
Chợt từ bàn thứ 2 cuối lớp một cậu học trò chăm chú nhìn xuống hộc bàn. Chà cu cậu đang xem truyện kiếm hiệp chắc. Thật là say sưa. Nhuần ngừng giảng chiếu ánh mắt xuống cậu học trò. Cậu mặc chiếc áo trắng đã ngả màu cháo lòng , tóc tai bù rợp kin cả cổ. Lớp học im lặng, tất cả lo lắng ngoái cổ nhìn về phía đó. Cậu ta vẫn không hay biết. Có tiếng gọi khẽ – Cậu nhìn lên – Giật mình cậu thu vội vật gì đó vào cặp – Nhuần đã rời bục giảng đến bên cạnh nhưng không thấy gì. Cô liền chỉ lên bảng và yêu cầu cậu nhắc lại kiến thức. Cậu ta đứng im như trêu ngươi. Bao nhiêu bực dọc Nhuần trút cả lên đầu cậu học trò. Cả lớp ngồi im chịu trận.
Tiếng trống tan học cứu nguy cho cả lớp Nhuần xách cặp bước ra với lời tuyên bố. Ngày mai em nộp cho cô bản kiểm điểm có chữ ký của phụ huynh rồi mới được vào học.
Tuấn - tên cậu học trò ngơ ngác hình như không biết mình bị lỗi gì. mãi đến khi nghe lời tuyên bố của cô giáo cậu mới sực tỉnh. Bàng hoàng mặt cậu tái đi rồi dần dần đỏ ửng, khoé mắt rưng rưng cậu gục đầu xuống bàn. Học sinh lục đục ra về. Một vài đứa đến bên Tuấn giám chừng muốn chia sẽ với bạn. Hôm nay lại đến tiết kỹ thuật, vừa bước vào lớp Nhuần nhìn thẳng vào “cậu học trò bướng bỉnh”, Tuấn rụt rè cầm tờ giấy kiểm điểm lên bàn cô giáo và lí nhí xin lỗi. Cầm tờ giấy Nhuần lướt qua: Cậu ta vẫn lì lợm không nói rõ sự việc chỉ ghi là “em làm việc riêng trong lớp”, lại không có chữ kí của gia đình. Nhuần trả lại tờ giấy và đuổi Tuấn ra khỏi lớp.
- Em hãy về lấy chữ kí của phụ huynh đến đây rồi tôi sẽ giải quyết.
Tuấn cầm tờ giấy, sững người vài giây rồi cậu vụt chạy ra khỏi lớp.
Nhuần quay lại giảng bài. Không khí tiết học căng thẳng. Hết tiết học, vẫn chưa hết bực bội vừa bước vào văn phòng Nhuần đã gọi Thảo – giáo viên chủ nhiệm lớp 84.
- Thảo này lớp của cậu thật lì lợm chúng coi thường môn phụ chỉ lo học môn chính thôi.
Thảo vội vàng hỏi lại:
- Chị bảo sao ạ?
- Thì đấy chúng coi thường môn kỹ thuật, giờ kỹ thuật chúng làm việc riêng có học đâu.
- Chị có biết những em nào không ạ!
- Cái thằng Tuấn ấy tôi bảo viết bản kiểm điểm có chữ kí của gia đình. Vậy mà nó chỉ viết qua loa lại không có chữ kí của gia đình tôi đuổi về rồi.
- Chết! Thật vậy hả chị.
- Chứ sao. Rồi Nhuần hầm hực kể chuyện đã xảy ra.
Thảo lo lắng không biết giờ Tuấn ở đâu. Cậu ta làm thế nào để có chữ kí của phụ huynh.
Tuấn là một học sinh có hoàn cảnh thật đặc biệt, bố mẹ em bỏ nhau khi em 1 tuổi. Bố đưa em về gửi ông bà nội rồi phẫn chí đi làm ăn xa. Sau đó bố và mẹ đều có gia đình riêng, mỗi người một xứ, không còn ai nhớ đến em nữa. May mà ông bà nội thương cháu cố chắt chiu cho em đến trường. Thế rồi hai tháng trước bà em đột ngột qua đời. Nhà chỉ còn hai ông cháu côi cút, ông Đườm ông nội cháu đã ngoài tám mươi từ hôm bà mất ông nằm liệt giường. Tuấn phải bỏ học. Thảo cùng các em học sinh đến vận động mấy lần Tuấn mới trở lại trường học nửa tháng nay. Liệu lần này Tuấn có trở lại trường nữa không. Làm thế nào bây giờ.
Thảo đến bên Nhuần thủ thỉ:
Chị Nhuần à! Em Tuấn vậylà sai em sẽ chịu trách nhiệm về chuyện này nhưng em ấy có hoàn cảnh éo le lắm. Bây giờ chị bảo về lấy chữ kí của giá đình chắc nó lại bỏ học mất thôi. Nhuần im lặng. Thảo lại nói tiếp.
Hay là trưa nay tiện đường chị cùng em về thăm nhà Tuấn đi.
Buổi trưa hôm đó Nhuần và Thảo về thăm Tuấn. Trên đường đi vừa đạp xe Thảo vừa kể cho Nhuần nghe hoàn cảnh của Tuấn. Con đường ngoằn ngoèo dẫn hai chị em đến ngôi nhà nhỏ cuối thôn Hạ, Tuấn đang lúi húi sau bếp nghe tiếng gọi em vội chạy ra. Nhìn thấy hai cô giáo Tuấn sững người lo lắng. Thảo vội lên tiếng:
- Ông có đâu hả em?
- Dạ, ông em nằm viện đã một tuần nay rồi ạ!
- Mấy hôm nay em ở nhà một mình sao?
- Vâng ạ!
Tuấn rót nước mời hai cô giáo rồi khe khẽ cúi đầu.
Nhuần đưa mắt nhìn quanh. Giữa bàn thờ bài vị của người quá cố còn thơm mùi nhang. Trên bát hương còn cháy dở, ánh mắt bà cụ nhìn thẳng vào Nhuần như nhắn nhủ, như trao gửi. Nhuần thấy khoé mắt cay cay lòng đầy xúc động. Cô đến giữa bàn thờ thắp hương cho bà cụ rồi đến bên Tuấn.
Tuấn này! Hôm trước trong giờ học em đọc truyện gì vậy. Cô Nhuần vẫn chưa hết băn khoan – Gia cảnh thế này lẽ nào Tuấn vẫn còn thời gian đọc truyện.
Tuấn vẫn cúi đầu đứng im không nói. Cô Thảo dịu dàng động viên.
- Em nói đi cô sẽ tha lỗi cho em mà!
- Thưa cô em không đọc truyện ạ.
- Sao? Nhuần buột miệng – Lẽ nào.....
Thưa cô.....Thưa cô....em bỗng oà khóc và nói trong đầm đìa nước mắt em ngắm ảnh.....bà nội. Cô tha lỗi cho em. Từ nay em hứa.....
Không đợi Tuấn nói hết câu Nhuần vội ôm lấy Tuấn:
Tuấn! Tuấn.....
Ôm lấy Tuấn vào lòng gục đầu lên vai Tuấn, Nhuần thấy nao nao trong lòng. Niềm thương, lòng cảm phục cùng với cảm giác có lỗi làm lòng Nhuần se lại.
Ngồi trong lòng cô Tuấn thủ thỉ kể về bà nội. Những ngày còn bà, mỗi lần đi học về Tuấn đều chạy vào bếp, bà đang làm bữa trưa. Bao giờ bà cũng dành cho Tuấn cái bánh đa vừng vừa giòn vừa béo. Vừa ăn Tuấn vừa giúp bà dọn bữa vừa tíu tít khoe chuyện ở lớp. Bà thường bảo bố mẹ cháu vì ít học nên bây giờ khổ. Cháu gắng mà học để được vào đại học bao giờ đi học ra có việc làm, có tiền rồi mua quà cho bà. Vậy mà.....
Giọng Tuấn nhỏ dần. Nghe Tuấn kể lòng Nhuần thắt lại thương tâm. Nhuần thấy mình như bé lại trước cậu học trò. Tuấn ơi! Em đã cho cô một bài học lớn – Bài học tình người.
An Thuỷ, tháng 10 năm 2008
Người viết : Đỗ Thị Kim Thái - THCS An Thủy