Phát triển năng lực học sinh là một nhiệm vụ quan trọng đối với các trường
phổ thông, đặc biệt là cấp tiểu học - cấp học nền tảng giúp học sinh
hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu
dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản
để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở.
Đ/c Nguyễn Thị Lệ Hương - PHT đã hướng dẫn
khái quát các nội dung cần biết-hiểu và vận dụng trong quá trình dạy học như:
1. Dạy học theo định
hướng phát triển năng lực học sinh gồm hoạt động dạy của người dạy và hoạt động học của người học. Hoạt động
dạy và hoạt động học có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, thể hiện ở mối quan hệ
tương tác giữa các thành tố: mục tiêu, nội dung, PP, hình thức, phương tiện
và kết quả. Chú trọng mở rộng hoạt động dạy học
hướng nội dung bằng cách tạo một môi trường, bối cảnh cụ thể để học sinh được vận
dụng kiến thức, sử dụng kĩ năng và thể hiện thái độ của mình.
2. Các năng lực cần hình thành và phát triển cho
học sinh thông qua môn Toán, Tiếng Việt, hoạt động ứng dụng, hoạt động đọc sách.
- Môn Toán: Năng lực tư duy toán học; giải quyết vấn đề; giao tiếp toán học; sử dụng các công cụ, phương
tiện học toán, ...
- Môn tiếng Việt: Năng lực cốt
lõi mà môn Tiếng Việt hình thành và phát triển cho học sinh là năng lực ngôn ngữ
(năng lực sử dụng Tiếng Việt - 4 kĩ năng: Nghe- nói- đọc -viết)
- Hoạt động ứng dụng gồm: Năng lực chung và Năng lực chuyên môn: hệ thống
hoá kiến thức; phân tích tổng hợp kiến thức đã học vào cuộc sống thực tiễn;
phát hiện các nội dung đã học được ứng dụng trong các vấn đề, lĩnh vực khác
nhau; phát hiện các vấn đề trong thực tiễn và sử dụng kiến thức để giải thích
và độc lập sáng tạo trong việc xử lí các vấn đề thực tiễn.
3.Tầm quan trọng, nguyên tắc và
cách thiết kế hoạt động ứng dụng:
- Tầm quan trọng:
Giúp học sinh: Sử dụng KT&KN đã học
để giải quyết các vấn đề, nhiệm vụ trong thực tế; Khuyến khích học sinh nghiên cứu, sáng tạo,
tìm ra cái mới theo sự hiểu biết của mình; Tìm phương pháp giải quyết vấn đề và
đưa ra những cách giải quyết vấn đề khác nhau; góp phần hình thành năng lực cho
học sinh.
- Nguyên tắc
thiết kế hoạt động ứng dụng: Đảm bảo
tính mục tiêu của chương trình; Đảm
bảo tính chính xác, khoa học, hiện đại; Gần gũi với cuộc sống và kinh nghiệm của học sinh; Phát huy tính tích cực tìm tòi, vận dụng tối
đa kiến thức đã học để giải quyết hiệu quả nhiệm vụ được đặt ra trong bài tập.
- Quy trình thiết kế hoạt động ứng dụng:
+Lựa chọn đơn vị kiến thức, bối cảnh thực tiễn có liên quan
+ Xác định mục tiêu giáo dục
+ Thiết kế bài tập theo mục tiêu
4. Định hướng thiết kế dạy học môn Toán theo định
hướng phát triển
năng lực học sinh, gồm 5 bước:
Bước 1: Tình huống xuất phát/câu hỏi nêu vấn đề. Đây là một tình huống do GV
chủ động đưa ra như cách dẫn nhập vào bài học.
Bước 2: Giúp HS bộc lộ ý tưởng ban đầu. Đây là bước quan trọng của quá trình dạy
học theo hướng phát triển năng lực cho HS.
Bước 3: Đề xuất phương án thực hành/giải quyết vấn đề. Từ ý tưởng ban đầu của
HS, GV giúp HS đề xuất phương án đặt các câu hỏi giải quyết vấn đề.
Bước 4: Tiến hành giải quyết vấn đề. Từ các phương án giải quyết vấn đề mà HS
nêu ra, GV khéo léo nhận xét và gợi ý để HS lựa chọn phương án tiến hành.
Bước 5: Kết luận, hợp thức hóa kiến thức.
Thông
quan buổi tập huấn, đội ngũ
cán bộ quản lí và giáo viên của nhà trường đã nhận thức rõ hơn về tầm quan trọng của dạy học theo định
hướng phát triển năng lực trong giai đoạn hiện nay; Hiểu biết sâu hơn về năng lực học sinh tiểu học và dạy học theo định hướng phát triển năng
lực học sinh. Bước đầu đã nắm được các
kĩ năng cơ bản về tổ
chức các hoạt động dạy học theo định
hướng phát triển
năng lực học sinh tiểu học. Sau khi
được tập huấn, các nội dung này sẽ được vận dụng vào quá trình dạy học một cách có hiệu
quả./.