Triển khai thực hiện chuyên đề “Xây dựng môi trường bên ngoài lớp học theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm”, thời gian qua, các cơ sở giáo dục mầm non trên địa bàn huyện Lệ Thuỷ đã có nhiều giải pháp nhằm tạo môi trường giáo dục theo tính mở, giúp trẻ phát triển một cách toàn diện. Việc lấy trẻ làm trung tâm giúp trẻ kích thích tính chủ động, tích cực, sáng tạo, qua đó từng bước góp phần nâng cao chất lượng giáo dục mầm non.
* Sử dụng có hiệu quả môi trường giáo dục trong việc tổ
chức thực hiện Chương trình GDMN -
“Học bằng chơi, chơi mà học”
Chúng tôi đến trường
mầm non Trường Thuỷ huyện Lệ Thuỷ, một đơn vị nhiều năm liền đạt danh hiệu lá
cờ đầu cấp học toàn tỉnh. Tại đây, bên trong và ngoài lớp học của trường được
thiết kế, bố trí hài hòa các góc chơi, phòng chức năng, khu trải nghiệm, hệ
thống cây xanh. Với phương châm “học bằng chơi, chơi mà học”, mỗi tiết học được
giáo viên thiết kế theo hướng mở, giúp trẻ thỏa sức khám phá, sáng tạo theo ý
thích của mình. Cô Võ Thị Hiền, giáo viên trường mầm non Trường Thuỷ cho biết:
Vào tiết trải nghiệm, sáng tạo, giáo viên chỉ là người hướng dẫn trẻ khám phá,
xem trước các hình ảnh để gợi mở ý tưởng cho trẻ. Sau đó, trẻ tự thực hành,
trải nghiệm tùy theo sở thích, sáng tạo của mình.
Góc trải nghiệm sáng tạo, trẻ thỏa sức khám phá,
sáng tạo theo ý thích của mình
Ngoài Trường MN Trường
Thuỷ trên địa bàn huyện Lệ Thuỷ còn có nhiều đơn vị như MN Mai Thủy,
MN Kiến Giang, MN Mỹ Thuỷ, MN Thái Thuỷ, MN Ngư Thuỷ Bắc, MN Hoa Mai, MN Phong
Thuỷ, MN Hưng Thuỷ, MN Cam Thuỷ...thông qua chuyên đề mà các trường đã bố trí
môi trường phù hợp với hoạt động chủ đạo của từng lứa tuổi, tạo ra các cơ hội
cho trẻ hoạt động tích cực, quan tâm đến sự phát triển của từng cá nhân trẻ đảm
bảo trẻ “học bằng chơi, chơi
mà học”. Phương pháp hỗ
trợ theo hướng mở rộng, khuyến khích trẻ sáng tạo, làm thay đổi và cá thể hóa
đối với những trẻ thiếu hụt hoặc có hoàn cảnh khó khăn. Tạo cơ hội cho trẻ được
bộc lộ hết khả năng của riêng mình; giáo viên tổ chức, điều khiển hỗ trợ đúng
lúc, khuyến khích tương tác. Các góc vui
chơi ngoài trời được bố trí linh hoạt có thể thay đổi theo chủ đề, chủ điểm và
di chuyển từ nơi này qua nơi khác, giúp trẻ không bị nhàm chán khi tham gia các
hoạt động trải nghiệm. Theo đánh giá từ các đơn vị, khi triển khai cây dựng môi trường bên ngoài lớp học theo
quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cảnh quan môi trường bên ngoài lớp học
được thay đổi nhiều, học sinh được tham gia trải nghiệm nhiều hơn nên chất
lượng giáo dục được nâng lên rõ rệt.
* Tăng cường xây dựng môi trường vật chất bên ngoài lớp học, môi
trường xã hội cho giáo dục mầm non
Thực hiện
chuyên đề “Xây dựng môi trường bên ngoài lớp học theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm”, tất cả
trường mầm non trên địa bàn huyện Lệ Thuỷ đã được đầu tư xây dựng thêm phòng
học kiên cố, cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp; các khu vực vui chơi của trẻ
được đầu tư khang trang, trang thiết bị dạy học được bổ sung đầy đủ. Giáo viên
linh động, sáng tạo, hướng tới xây dựng môi trường nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo
dục lành mạnh, an toàn đáp ứng nhu cầu học tập và khả năng phát triển toàn diện
của trẻ.
Nhiều
đơn vị có sân vườn có cây xanh, cây
bóng mát, bồn hoa, cây cảnh, vườn rau...bố trí phù hợp với khuôn viên, diện
tích hiện có; hệ thống bồn hoa được cắt
tỉa thường xuyên đảm bảo tính thẩm mỹ, tạo được môi trường học tập thân thiện
cho trẻ. Diện tích sân trường được che phủ bởi cây xanh, cây bóng mát,
cây ăn quả, giàn hoa, giàn cây leo, cỏ tự nhiên hoặc cỏ nhân tạo, có đầy đủ các
khu vui chơi. Bên cạnh đó, các trường đã tận dụng các nguyên vật liệu
rẻ tiền hoặc tự kiếm và phế liệu địa phương như lốp xe ô tô, xe máy, xe đạp,
các loại, tre, nứa, ống nước, chai nhựa, tranh, tre, nứa lá... để tạo nên các
mô hình các chậu hoa, lẵng hoa, các con vật, đồ vật, đồ dùng đồ chơi ngoài trời
cho trẻ luyện tập, giáo dục phát triển vận động. Đồng thời huy động các nguồn
kinh phí, có sự đầu tư về thời gian, công sức của các tổ chức đoàn thể trên địa
bàn (Đoàn thanh niên, Hội Cựu chiến binh, Hội phụ nữ, Mặt trận, các trường học
đóng trên địa bàn…) cha mẹ trẻ và các mạnh thường quân trong và ngoài tỉnh xây dựng các khu vui chơi
ngoài trời như khu vườn cổ tích, khu vui chơi giao thông, khu phát triển thể chất
mang tính thẩm mỹ, tính hiệu quả cao, tạo được nhiều cơ hội cho trẻ hoạt động.
Có thể khẳng định rằng, việc thực
hiện “Xây
dựng môi trường bên ngoài lớp học theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung
tâm” đã nâng cao nhận thức và năng lực cho đội ngũ cán bộ quản
lý, giáo viên mầm non trong việc tổ chức xây dựng và sử dụng môi trường giáo dục
lấy trẻ làm trung tâm phù hợp với điều kiện cụ thể của trường, lớp, địa phương;
đẩy mạnh việc xây dựng và tổ chức hoạt động cho trẻ “học bằng chơi-chơi bằng học”,
bằng trải nghiệm, góp phần nâng cao chất lượng thực hiện Chương trình GDMN; đồng
thời huy động sự tham gia của cha mẹ trẻ và cộng đồng trong việc xây dựng và tổ
chức các hoạt động cho trẻ trong các cơ sở GDMN. Đây cũng là cơ sở để giáo dục mầm non trên địa bàn
huyện Lệ Thuỷ tiếp tục nâng cao chất lượng, theo hướng đổi mới khoa học, sáng tạo
trong những năm tiếp theo.
Phước Long
MỘT SỐ HÌNH ẢNH XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG GIÁO DỤC BÊN NGOÀI TẠI CÁC TRƯỜNG
MẦM NON