

Miếu thờ danh nhân văn hóa - Tiến sĩ Dương Văn An tại xã Lộc Thủy, Lệ Thủy, Quảng Bỉnh (tư liệu từ Internet)
Tại buổi lễ,
thay mặt lãnh đạo Đảng, chính quyền địa phương cấp xã ông Dương Công
Nhân - Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Lộc Thủy đã thông qua
diễn văn Khai mạc Lễ kỷ niệm 505 năm ngày sinh Danh nhân văn hóa - Tiến
sĩ Dương Văn An, trong diễn văn có đoạn viết: “Sinh ra trên miền quê
là vùng trù phú có tiếng của dải đất miền Trung, Dương Văn An luôn
tự hào về nơi sinh trưởng của mình. Ngài đã triết lý rằng: chính
cái nôi quê hương trù phú đã là nền tảng văn hóa sản sinh ra các thế
hệ con người có tố chất cương cường, thông minh, cần cù trong lao động
sản xuất, kiên trung và quyết liệt trong đấu tranh với thiên nhiên, với
ngoại xâm, nhân ái và ôn hòa trong đời sống thường nhật, nặng tình
làng nghĩa xóm trong đời sống hàng ngày. Xuất thân trong một gia
đình, dòng họ có truyền thống hiếu học, yêu quê hương, đất nước,
trong cả cuộc đời của mình nhờ tinh thần chịu thương, chịu khó trong
học tập, lại biết chia sẽ cảm thông và thấu hiểu bao nỗi khó khắn,
nhọc nhằn, vất vả của bà con họ tộc, xóm làng, quê hương, cộng với
trí thông minh hiếm có mà thân sinh đã truyền cho Ngài, Ngài đã trở
thành một bậc trí thức có kiến thức đa văn quảng kiến. Tất cả
những điều đó là hành trang trong suốt sự nghiệp khoa cử và quan
trường của Ngài”.
Ngay sau bài
diễn văn, ông Dương Quốc Trọng - Đại diện dòng họ Dương Việt Nam ghi
nhận những nổ lực, những đóng góp và những cống hiến của dòng họ
Dương tại huyện Lệ Thủy, đồng thời ông cũng thông báo một số thông
tin về những hoạt động của dòng họ Dương trong toàn quốc, trong đó
ông nhấn mạnh: “... tất cả các hoạt động của dòng họ Dương
Việt Nam đều nhằm hướng đến sự tri ân, sự đùm bọc, hỗ trợ nhau trong
cuộc sống, xây dựng hoạt động khuyến học, khuyến tài cho con cháu
dòng họ Dương, tuy nhiên tất cả các hoạt động đó đều tuân thủ các
chủ trương của Đảng, các chính sách, pháp luật của nhà nước,...”.
Tiếp đó, thay mặt dòng họ Dương Việt Nam, ông Dương Quốc Trọng đã trao cờ cho dòng họ Dương tại huyện Lệ Thủy.

Ông Dương Quốc Trọng trao cờ dòng họ Dương tại buổi Lễ
Để tri ân đến
Danh nhân văn hóa, tiến sĩ Dương Văn An, thay mặt cho thế hệ trẻ tại
quê hương xã Lộc Thủy, em Đỗ Hoàng Ngọc Trâm đã phát biểu, trong bài
phát biểu đã thể hiện sự quyết tâm gìn giữ những nét đẹp văn hóa
của con người Việt Nam nói chung, người Lệ Thủy nói riêng, đồng thời
hứa sẽ tiếp tục phát huy những thành tích mà tuổi trẻ xã Lộc Thủy
đã đạt được trong thời gian vừa qua.
Lễ
kỷ niệm được UBND xã Lộc Thủy tổ chức qua nhiều hoạt động sôi nổi,
ngay trong tối 09/8/2019 đã diễn ra Hội thi văn nghệ giữa các xóm,
trong đó có sự tham gia của nhiều tiết mục đến từ các đơn vị trường
học, CLB Hò khoan Lệ Thủy,... Kết thúc Hội thi văn nghệ giải Nhất
thuộc về đơn vị Xóm 1; giải Nhì thuộc về Xóm 3 và giải Ba thuộc về
đơn vị Xóm 2

Cũng nằm trong chương trình của Lễ kỷ niệm, cuộc thi nấu rượu cũng được chọn là một hoạt động nổi bật của lễ hội. Hội thi nấu rượu bắt đầu từ 4 giờ sáng kéo dài đền 8 giờ 30 mới có kết quả. Nói về nghề nấu rượu, thôn
Tuy Lộc, xã Lộc
Thuỷ, huyện Lệ
Thuỷ từ lâu đã nổi tiếng với nghề nấu rượu truyền thống. Cái tên "rượu Tuy
Lộc" đã trở thành "thương hiệu" độc đáo và là niềm tự hào từ bao
đời nay của các thế hệ người dân sống trên mảnh đất này. Từ lâu người làng Tuy Lộc đã ngầm xây dựng được hương
ước bảo vệ và giữ gìn bí quyết gia truyền. Quy ước quy định rõ ràng về chất
lượng rượu cổ truyền làng Tuy Lộc, rượu chỉ dùng men bảo đảm chất lượng, nghiêm
cấm việc sản xuất rượu kém chất lượng làm ảnh hưởng đến uy tín của làng. Hiện
nay có nhiều công nghệ sản xuất rượu hiện đại nhưng người làng Tuy Lộc vẫn cất
rượu theo phương pháp cổ truyền. Cầm chai rượu trong veo, chỉ cần mở nút hoặc
lắc nhẹ, những bọt rượu chạy quanh chai bám chặt với nhau toả ra hương thơm
ngát. Có lẽ, cũng bởi cái dư vị khó lẫn lộn ấy mà cho đến nay, ở làng vẫn còn
truyền tụng câu chuyện hư cấu như là để khẳng định "thương hiệu" rượu
Tuy Lộc suốt mấy trăm năm qua của làng. “Thương hiệu” đó được lưu truyền
qua sự tích,
kể rằng: "Có một gia đình ở xã khác muốn học nghề nấu rượu, nên cho con
trai của mình sang lấy vợ ở làng Tuy Lộc. Mới về làm dâu, cha mẹ chồng đã sắm
cho cô gái một lò rượu, nấu mãi mà rượu chẳng ngon bằng rượu mà cô đã nấu ở bên
Tuy Lộc, cô về khóc với mẹ mình, rồi cô được một lời khuyên là hãy lấy nước
sông Kiến Giang mà nấu thì rượu sẽ ngon, quả thật là như vậy, cô đã thành công
nhờ lấy nước sông Kiến Giang ở làng mình để nấu rượu cho nhà chồng".
Kết quả
Hội thi nấu rượu, giải Nhất thuộc về Xóm 4; giải Nhì thuộc về xóm
6; giải Ba thuộc về Xóm 3.



Có lẽ sôi nổi hơn cả là hội thi đua thuyền nam, nữ đến từ 7 xóm, đây là hội thi đã thu hút được nhiều người xem và cổ vũ hơn cả. Có thể nói, Lễ hội bơi đua thuyền truyền thống trên
sông Kiến Giang nói riêng và ngày Tết Độc lập 2-9 nói chung là một dịp đặc biệt
trong năm của người dân quê lúa huyện Lệ Thủy, bên cạnh ngày Tết Nguyên đán. Đây là dịp để con em người dân xứ Lệ cùng hướng về
quê hương xứ sở, tưởng nhớ đến công lao trời biển của Bác Hồ, của Đại tướng Võ
Nguyên Giáp – người con ưu tú của quê hương xứ Lệ và những người đi trước đã hy
sinh giành độc lập cho dân tộc. Đây cũng là dịp để mỗi người dân Lệ Thủy cùng
ôn lại truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, phát huy tinh thần đoàn kết để xây
dựng quê hương Lệ Thủy, Quảng Bình ngày càng giàu đẹp. Chính vì lẽ đó,
trong lễ kỷ niệm ngày sinh Tiến sỹ Dương Văn An, đua thuyền cũng là
một hoạt động, một nội dung thi giữa các xóm không thể thiếu được.

Kết thúc Lễ kỷ niệm, tổng kết các Hội thi, kết quả giải Nhất toàn đoàn môn Bơi nam, nữ thuộc về xóm 6, giải Nhì về xóm 7, giải Bathuộc về xóm 1.
Có thể nói, Lễ kỷ niệm
danh nhân văn hóa, tiến sỹ Dương Văn An là nét đẹp của con người Việt
Nam nói chung, dòng họ Dương Việt Nam nói riêng. Qua lễ hội này, hơn ai
hết chúng ta là những người con xứ Lệ sẽ tiếp tục phát huy tốt
những nét đẹp, những truyền thống quý báu, những đạo lý làm người
để cho các thế hệ tương lai ngày thêm một tự hào
Võ Đức Liến