Menu
THÔNG BÁO
Hỗ trợ trực tuyến
Phạm Xuân Cường
Phạm Xuân Cường
Developed
Thống kê truy cập
Số người đang online: 267
Số lượt truy cập: 73026288

Quảng cáo
GIÁO DỤC LỆ THỦY: NHỮNG NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM HỌC NĂM HỌC 2018-2019 9/12/2018 9:48:35 AM
Ngày 21/8/2018, ngành giáo dục Lệ thủy đã tổ chức Hội nghị tổng kết năm học 2017-2018 và triển khai nhiệm vụ năm học 2018-2019, BBT xin giới thiệu các nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục Lệ Thủy tập trung thực hiện trong năm học học 2018-2019.

1. Tuyên truyền nâng cao nhận thức trong toàn thể đội ngũ và cộng đồng về ý nghĩa, mục đích, nội dung, giải pháp đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT.

2. Tiếp tục ổn định, hoàn thiện quy mô mạng lưới, loại hình trường lớp.

Tiếp tục ổn định mạng lưới quy mô số lượng trường lớp: 30 trường MN, 30 trường tiểu học và TTGD trẻ KT, 22 trường THCS, 07 trường TH&THCS; chuyển đổi trường TH Kim Thủy sang loại hình bán trú.

- Sáp nhập trường TH Cam Thủy và trường THCS Cam Thủy thành trường TH&THCS Cam Thủy; sáp nhập trường TH số 1 Tân Thủy và TH số 2 Tân Thủy thành trường TH Tân Thủy (tháng 7/2019).

Đa dạng hóa loại hình trường lớp ở cấp học mầm non, mở thêm một số nhóm trẻ độc lập ở các địa phương có điều kiện. Phấn đấu mở thêm 2-4 nhóm trẻ độc lập, thay thế dần nhóm trẻ hiện có tại các trường mầm non; giảm số lượng nhóm trẻ (2-4 nhóm) trong các trường mầm non trong năm học tới.

3. Giữ vững và nâng cao chất lượng Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi, phổ cập GDTH-XMC và phổ cập giáo dục THCS; Đẩy mạnh việc xây dựng xã hội học tập và học tập suốt đời.

- Bảo đảm hầu hết trẻ em 5 tuổi trên địa bàn huyện Lệ Thủy được đến lớp để thực hiện chăm sóc, giáo dục 2 buổi/ngày, chuẩn bị tốt về thể chất, trí tuệ, tình cảm, thẩm mỹ, tiếng Việt và tâm lý sẵn sàng vào lớp 1, giữ vững 28/28 xã (thị trấn) đạt chuẩn phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi một cách bền vững.

- Phấn đấu 28/28 xã (thị trấn) giữ vững chuẩn phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi, PCGDTH mức 3, XMC mức 2, PCTHCS mức 2, trong đó có 22 xã (thị trấn) đạt chuẩn PCGDTHCS mức 3.

- Chỉ đạo quyết liệt Kế hoạch số 983/KH-UBND ngày 11/5/2018 của UBND huyện về xây dựng lộ trình đạt Phổ cập THCS mức độ 3 tại các xã Kim Thủy, Ngân Thủy, Lâm Thủy; Kế hoạch 1456/KH-UBND ngày 29/6/2018 về Kế hoạch mở các các lớp THPT cho các xã Kim Thủy, Ngân Thủy, Lâm Thủy giai đoạn 2019-2023.

- Phối hợp với Hội Khuyến học, các trung tâm học tập cộng đồng đẩy mạnh việc xây dựng xã hội học tập, học tập suốt đời.

4. Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

4.1.Về giáo dục đại trà:

4.1.1. Về thực hiện chương trình:

- Tiếp tục rà soát, điều chỉnh và tăng cường các điều kiện để nâng cao chất lượng thực hiện Chương trình GDMN.

- Áp dụng chương trình công nghệ giáo dục cho 100% lớp 1; Dạy tiếng Anh lớp 6, lớp 7, lớp 8 hệ 10 năm cho 100% số trường trên địa bàn;

- Triển khai mô hình trường học mới (VNEN) đối với những đơn vị đảm bảo về cơ sở vật chất và được sự đồng tình ủng hộ của phụ huynh.

- Tiếp tục thí điểm dạy học song ngữ môn Toán lớp 8 đối với một số đơn vị đủ điều kiện.

4.1.2. Giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng xuống dưới 6%.

4.1.3. Kiểm soát chặt chẽ chất lượng giáo dục tiểu học và THCS:

- Tiếp tục làm tốt công tác bàn giao và nghiệm thu chất lượng thực chất giữa các khối lớp và cấp học theo văn bản hợp nhất số 03 về đánh giá học sinh tiểu học.

- Kiểm soát chặt chẽ chất lượng học sinh các khối lớp, trong đó chú trọng chất lượng lớp cuối cấp;

 - Nâng cao chất lượng học tập bộ môn tiếng Anh góp phần đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu hội nhập khu vực và quốc tế.

- Bồi dưỡng đội ngũ có khả năng kiểm soát môn học- nhất là môn Anh văn.

4.2. Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh năng khiếu và tổ chức các hội thi :

- Nâng cao chất lượng các hội thi cấp tỉnh của ngành; giữ vững vị thế tốp đầu của tỉnh.

- Tổ chức có hiệu quả hội thi "Em hát dân ca và hò khoan Lệ Thủy" cấp mầm non.

- Tiếp tục nâng cao chất lượng, giữ vững vị thế giải TDTT cấp tỉnh.

- Tổ chức tốt, có hiệu quả các hội thi cấp huyện; tham gia đầy đủ, có hiệu quả các hội thi cấp tỉnh; Tạo điều kiện tốt nhất cho học sinh tham gia các kì thi quốc gia.

4.3. Tăng cường giáo dục kĩ năng sống cho học sinh, trong đó ưu tiên hàng đầu cho việc triển khai chương trình phòng chống đuối nước và dạy bơi an toàncho học sinh.

Triển khai có hiệu quả Kế hoạch số 1780/CT-SGDĐT ngày 29/8/2016 của Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Bình triển khai Chương trình Bơi an toàn và phòng chống đuối nước cho học sinh giai đoạn 2016-2020 và định hướng đến năm 2025; Kế hoạch ban kèm Quyết định số 23/QĐ-UBND ngày 04/01/2017 của UBND huyện Lệ Thủy về phòng chống đuối nước và phổ cập bơi an toàn cho học sinh. Trong đó:

- Tiếp tục làm tốt công tác truyền thông ở tất cả các cấp học;

- Thực hiện nghiêm túc Quyết định số 26, 27/QĐ-GD&ĐT ngày 09/01/2017 của Phòng Giáo dục và Đào tạo về việc triển khai chương trình dạy học môn bơi lội cho học sinh Tiểu học, THCS trên địa bàn huyện Lệ Thủy-Trong đó, chương trình dạy học phần lí thuyết môn bơi lội được bắt đầu ngay từ đầu năm học;

- Tận dụng CSVC hiện có (bể bơi của huyện, của Khu vui chơi thế hệ mới, bể bơi các đơn vị đã xây dựng) và đưa vào sử dụng để dạy học bơi chính khoá và ngoại khoá. Đảm bảo an toàn tuyệt đối trong quá trình học bơi.

- Hoàn thành, đưa vào sử dụng các bể tập bơi ở trường THCS Tân Thủy, THCS Hồng Thủy, TH Phú Thủy, TH Hoa Thủy, TH Dương Thủy, TH Xuân Thủy, TH Ngư Thủy Bắc, THCS Sen Thủy...

Phấn đấu đến tháng cuối 5/2019 có trên 30% học sinh tiểu học, 60% học sinh THCS biết bơi.

4.4. Làm tốt công tác giáo dục truyền thống

- Triển khai đồng bộ các giải pháp giáo dục truyền thống của quê hương, đất nước cho học sinh thông qua các hoạt động giáo dục chính khoá và ngoại khoá;

- Tiếp tục chỉ đạo các đơn vị MN, TH, TH&THCS, THCS củng cố, kiện toàn câu lạc bộ hò khoan, dân ca cấp trường, đưa hò khoan Lệ Thủy vào các tiết dạy ngoại khóa hay các hoạt động NGLL nhằm nâng cao chất lượng mô hình trường học thân thiện, học sinh tích cực góp phần bảo tồn di sản phi vật thể của quê hương Lệ Thủy.

4.5. Về công tác giáo dục trẻ khuyết tật

- Thực hiện công tác điều tra huy động trẻ khuyết tật mức độ nhẹ ra lớp đảm bảo tỉ lệ 75%.

- Xây dựng hồ sơ học sinh đúng theo hướng dẫn Luật Người khuyết tật và Quyết định 23/2006/BGDĐT, mỗi học sinh đều có kế hoạch cá nhân, nội dung học tập được điều chỉnh phù hợp với trình độ nhận thức và năng lực của trẻ.

- Bồi dưỡng đội ngũ giáo viên phương pháp dạy học phù hợp với từng dạng tật. Thực hiện tốt vai trò tư vấn, hỗ trợ của Trung tâm GDTKT đối với các trường mầm non, tiểu học, THCS có học sinh học hòa nhập. Thực hiện tốt chương trình hoạt động của dự án “Phát hiện sớm, can thiệp sớm học sinh và giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật” tại 3 xã An Thủy, Hưng Thủy, Tân Thủy và nhân rộng các xã trên địa bàn huyện.

- Đầu tư thiết bị phương tiện dạy học hỗ trợ trẻ câm, điếc và phòng tập phục hồi chức năng tại Trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật. Tiếp tục đầu tư CSVC phục vụ nội trú, bếp ăn bán trú tại TTGDTKT.

- Tham mưu UBND huyện để giải quyết tốt các chế độ trợ cấp cho các học sinh theo mức độ khuyết tật, có chế độ phụ cấp cho giáo viên trực tiếp giảng dạy học sinh khuyết tật học hòa nhập.

5. Xây dựng đội ngũ

- Phối hợp với Phòng Nội vụ tham mưu rà soát sắp xếp đội ngũ một cách hợp lí nhằm thực hiện việc tinh giảm biên chế theo Quyết định 2557/QĐ-UBND ngày 17/7/2017 (trong đó năm 2018 và các năm 2019, 2020, 2021 mỗi năm toàn ngành giảm 53 biên chế).

- Phối hợp với Phòng Nội vụ tham mưu công tác tuyển dụng nhằm đảm bảo đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, vững vàng về chính trị, chuyên môn nghiệp vụ.

- Xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng đội ngũ đến năm 2020 theo Đề án của 732 của Bộ Giáo dục đào tạo. Trong đó:

+ Đẩy mạnh công tác bồi dưỡng đội ngũ, chuẩn bị cho việc triển khai chương trình, sách giáo khoa mới.

+ Đẩy mạnh công tác bồi dưỡng đội ngũ để từng bước chuẩn hóa theo hạng chức danh nghề nghiệp, đặc biệt là tiêu chuẩn về ngoại ngữ.

+ Từng bước gắn việc bổ nhiệm các chức danh (Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, tổ trưởng, phó tổ trưởng) theo hạng chuẩn chức danh nghề nghiệp.

+ Tích cực cử CBQL, GV tham gia các lớp đào tạo thạc sĩ; phấn đấu mỗi cấp học có từ 03 đến 05 CBQL, GV đi học cao học.

- Phối hợp với các đơn vị có thẩm quyền mở các lớp đào tạo văn bằng 2 cho giáo viên được đào tạo đơn môn, góp phần giải quyết tình trạng dạy chéo môn ở các đơn vị có quy mô nhỏ.

- Phối hợp với phòng Nội vụ tham mưu chuyển ngạch giáo viên sang hạng chức danh nghề nghiệp.

- Xây dựng và tổ chức thực hiện việc bồi dưỡng, rèn luyện theo chuẩn nghề nghiệp (chuẩn hiệu trưởng ban hành theo Thông tư số 14/2018/TT-BGD-ĐT ngày 20/7/2018 và Chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông ban hành theo Thông tư số 20/2018/TT-BGD-ĐT ngày 22/8/2018 của Bộ Giáo dục và đào tạo)

6. Xây dựng trường học theo chuẩn:

6.1. Xây dựng và củng cố trường đạt chuẩn quốc gia

- Xây dựng mới chuẩn quốc gia ở 03 đơn vị, trong đó: cấp học MN 02 đơn vị (MN Hoa Thủy, MN Hồng Thủy), cấp THCS 01 đơn vị (TH&THCS Trường Thủy).

- Khởi động xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia MN 02 đơn vị (MN Văn Thủy, MN Hưng Thuỷ); TH và THCS 06 đơn vị (THCS Hoa Thủy, THCS Thái Thủy, PTDTBT TH&THCS Lâm Thủy, TH&THCS số 1 Kim Thủy, TH&THCS Ngư Thủy Nam, TH&THCS Ngư Thủy Trung

-  Phấn đấu các (24) đơn vị được kiểm tra lại sau 5 năm đều giữ vững danh hiệu. Gồm: MN Dương Thủy, MN An Thủy, MN Liên Thủy, MN Phong Thủy, TH số 1 Sen Thủy, TH Dương Thủy, TH Hoa Thủy, TH Lệ Ninh, TH số 2 Tân Thủy, TH số 2 Phong Thủy, TH Hưng Thủy, TH Mai Thủy, TH số 1 Tân Thủy, TH Phú Thủy, THCS Hưng Thủy, THCS Mai Thủy, THCS Xuân Thủy, THCS Phong Thủy, THCS Văn Thủy, THCS Sen Thủy, THCS Sơn Thủy, THCS Kiến Giang, THCS An Thủy, THCS Dương Thủy.

Phấn đấu xây dựng 1-2 đơn vị mầm non đạt chuẩn quốc gia mức 2 (trong các đơn vị sau: MN Lộc Thuỷ, MN Mai Thuỷ, MN Hồng Thủy, MN Hoa Thuỷ).

- 100% số xã xây dựng nông thôn mới năm 2018 đều đạt tiêu chí số 5 (tiêu chí trường học)

6.2. Kiểm định chất lượng giáo dục

6.2.1. Đánh giá cơ sở giáo dục:

- Triển khai sớm, đồng bộ, khoa học, có tính kế thừa công tác kiểm định chất lượng, đảm bảo 100% đơn vị trường học tự đánh giá cơ sở giáo dục.

- Các đơn vị đạt chuẩn quốc gia hoàn thành hồ sơ đề nghị đánh giá ngoài:

+ Mầm non: MN Phú Thủy, MN Tân Thủy, MN Sơn Thủy, MN Kiến Giang, MN Hoa Thủy, MN Hồng Thủy.

+ Tiểu học: TH Hoa Thủy, TH Sơn Thủy, TH Thanh Thủy, TH Xuân Thủy, TH số 2 Tân Thủy, TH Lệ Ninh, TH Hưng Thủy, TH số 2 Kiến Giang.

+ THCS: THCS Sơn Thủy, Kiến Giang, Tân Thủy, Sen Thủy, Lộc Thủy, Cam Thủy.

6.2.2. Tổ chức tốt kiểm tra định kì, chuyển giao chất lượng giữa các lớp và các cấp học. Tiếp tục thực hiện tổ chức đánh giá ngoài một số bộ môn ở bậc học phổ thông.

6.3. Xây dựng lá cờ đầu cấp học:

Xây dựng các đơn vị: MN Mai Thuỷ, MN Hồng Thuỷ, TH số 1 Kiến Giang, TH Mai Thủy, Phổ thông dân tộc nội trú, THCS Kiến Giang, THCS Tân Thuỷ trở thành đơn vị lá cờ đầu của cấp học và phấn đấu có 2-3 đơn vị đạt lá cờ đầu cấp học của tỉnh và Bộ GD&ĐT.

7. Chăm lo có hiệu quả cho giáo dục dân tộc, giáo dục vùng khó

- Tiếp tục củng cố 03 trường phổ thông dân tộc bán trú đã có (TH&THCS Lâm Thủy, Ngân Thủy, số 1 Kim Thủy).

- Thành lập trường bán trú TH  Kim Thủy.

- Duy trì tốt số lượng các đơn vị vùng biển: đảm bảo tỷ lệ huy động trẻ và tuyển sinh các lớp đầu cấp đạt chỉ tiêu kế hoạch giao; triển khai đồng bộ các giải pháp để huy động học sinh đến trường, không để xảy ra hiện tượng học sinh bỏ học vì hoàn cảnh khó khăn.

- Khởi động xây dựng chuẩn quốc gia PTBTBT TH&THCS Lâm Thuỷ, trường TH&THCS Ngư Thuỷ Trung, TH&THCS Ngư Thủy Nam, TH&THCS số 1 Kim Thủy; 

8. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin

- Củng cố, nâng cấp cơ sở hạ tầng phục vụ ứng dụng công nghệ thông tin: Đường truyền internet, wifi, hệ thống máy tính phục vụ dạy học tin học, tiêng Anh và công tác quản lý.

- Điều chỉnh bộ tiêu chí đánh giá xếp loại trang thông tin điện tử của các đơn vị trường học nằm hoàn thiện thiện hơn việc ứng dụng CNTT trong quản lí điều hành.

- Xây dựng trang thông tin điện tử các đơn vị trường học trở thành công cụ kết nối giữa nhà trường, gia đình và xã hội.

- Tăng cường chỉ đạo ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý và chỉ đạo toàn ngành, thống nhất sử dụng các phần mềm quản lý trường học; Tiếp tục duy trì và phát triển website của ngành trở thành kênh thông tin chính thức của ngành trong thông tin hai chiều giữa Phòng GD&ĐT với các đơn vị, là thư viện tư liệu về giáo án, các sáng kiến, câu hỏi kiểm tra, bài tập các môn học để giáo viên, học sinh tham khảo, sử dụng trong dạy và học, tự kiểm tra, đánh giá. Chỉ đạo phát triển trang website của các đơn vị trở thành công cụ quản lý góp phần thực hiện việc chỉ đạo văn phòng không giấy tờ.

Tích cực đẩy mạnh việc ứng dụng các phần mềm trong quản lý và dạy học như phần mềm quản lý trường học(phần mềm kế toán trường học, phầm mềm SMAS 3.0 đối với cấp THCS; phần mềm VnEdu đối với cấp mầm non và tiểu học; Phần mềm soạn giáo án cấp học mầm non, phầm mềm xếp thời khóa biểu; phần mềm quản lý thư viện; phần mềm quản lý thiết bị; phần mềm thiết kế bài giảng E-Learning...); phần mềm quản lý cán bộ PMIS, EMIS; phần mềm quản lý rủi ro thiên tai...

Chỉ đạo thống nhất trong công tác cập nhật, thống kê số liệu ở các phần mềm để các phần mềm thực sự hổ trợ đắc lực cho công tác quản lý chỉ đạo trong toàn ngành.

- Tham gia tốt các hội thi tin học trẻ và các hộ thi khác có liên quan đến ứng dụng CNTT.

- Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ứng dụng công nghệ thông tin toàn ngành theo hướng chuẩn hóa, đồng bộ, đáp ứng yêu cầu ứng dụng công nghệ thông tin một cách chuyên nghiệp và hiệu quả.

 9. Nâng cao chất lượng dạy học ngoại ngữ

Tiếp tục thực hiện dạy học ngoại ngữ theo Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 – 2020 và Quyết định số 2080/QĐ-TTg ngày 22/12/2017 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2017 – 2025. Để nâng chất lượng dạy học ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh trong hệ thống giáo dục quốc dân. Trong năm học 2018 - 2019 tập trung thực hiện một số nhiệm vụ:

9.1. Làm tốt công tác truyền thông cho đội ngũ giáo viên, học sinh và phụ huynh nhận thức về kỹ năng sử dụng tiếng Anh đang dần trở thành kỹ năng không thể thiếu đối với người lao động từ đó xây dựng động cơ, động lực học tập và nhu cầu sử dụng tiếng Anh cho học sinh;

9.2. Tiếp tục bồi dưỡng, chuẩn hóa đội ngũ giáo viên tiếng Anh đáp ứng yêu cầu triển khai chương trình ngoại ngữ hệ 10 năm trong đó chú trọng bồi dưỡng năng lực ngoại ngữ, năng lực sư phạm và năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học ngoại ngữ cho giáo viên;

9.3. Tăng cường điều kiện về CSVC, trang thiết bị dạy và học ngoại ngữ; xây dựng chương trình bồi dưỡng, tăng cường năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ quản lý triển khai hoạt động dạy và học ngoại ngữ; Phát huy vai trò hội đồng chuyên môn; Quản lí chất lượng dạy học chính khóa và dạy học tăng cường.

9.4. Đẩy mạnh xã hội hóa trong dạy học ngoại ngữ; có cơ chế hỗ trợ các tổ chức, cá nhân tham gia hợp tác, cung cấp các dịch vụ dạy học ngoại ngữ có chất lượng;

9.5. Phát triển mô hình tự học, tự nâng cao trình độ ngoại ngữ; tăng cường xây dựng môi trường sử dụng ngoại ngữ, tạo cơ hội tiếp cận ngoại ngữ cho cán bộ, giáo viên và học sinh. Tổ chức bồi dưỡng ngoại ngữ cho cán bộ công chức viên chức (không bao gồm đội ngũ dạy ngoại ngữ) theo hình thức tập trung và tự học; xây dựng phong trào thầy trò cùng học ngoại ngữ;

9.6. Đổi mới kiểm tra, đánh giá trong dạy học ngoại ngữ theo hướng tiếp cận chuẩn quốc tế, tăng cường năng lực khảo thí cho thành viên hội đồng bộ môn và giáo viên tiếng Anh các cấp học; Tổ chức tốt các đợt kiểm tra định kì và chuyển giao chất lượng;

10. Nâng cao vai trò, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước:

- Thực hiện sáng tạo, hiệu quả Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về việc “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” gắn với việc duy trì, tổ chức tốt các cuộc vận động và phong trào thi đua trong các cơ sở giáo dục để tăng cường bồi dưỡng đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ nhà giáo, CBQL và giáo dục đạo đức, lối sống, kĩ năng sống, lí tưởng cách mạng cho học sinh.

- Tăng cường vai trò Hội đồng trường, quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của của các đơn vị trường học.

- Chấm dứt tình trạng mất dân chủ, tình trạng tự thị, tự quyền trong quản lí.

- Chuẩn bị cơ sở vật chất, thiết bị trường học đồng bộ với lộ trình đổi mới chương trình giáo dục phổ thông.

Nguồn: Báo cáo triển khai nhiệm vụ năm học 2018-2019.

PL


1209chithi01.jpg


1209chithi02.jpg

Tìm kiếm
Đăng nhập
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Bài viết mới nhất
Hình ảnh
Liên kết website

Quảng cáo

BẢN QUYỀN THUỘC VỀ PHÒNG GD VÀ ĐT LỆ THỦY - TỈNH QUẢNG BÌNH
Điện thoại: 052.3882625 - Email:banbientap@lethuy.edu.vn
Developed by Phạm Xuân Cường - ĐT: 0912.037911 - Email: cuonggiaoduc@yahoo.com