Menu
THÔNG BÁO
Hỗ trợ trực tuyến
Dương Văn Dũng
Dương Văn Dũng
Phạm Xuân Cường
Phạm Xuân Cường
Developed
Thống kê truy cập
Số người đang online: 237
Số lượt truy cập: 64851521

Quảng cáo
ĐỔI MỚI DẠY HỌC MĨ THUẬT Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC SỐ 2 AN THỦY 5/15/2024 10:05:24 AM
Mĩ thuật là môn học thuộc lĩnh vực nghệ thuật thị giác, mĩ thuật có vai trò chủ yếu trong việc bồi dưỡng, giáo dục thẩm mĩ, góp phần đáp ứng mục tiêu giáo dục hài hòa về đức, trí thể, mĩ cho học sinh. Đổi mới dạy học Mĩ thuật theo hướng phát triển năng lực học sinh có vai trò quan trọng đối với việc thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 nói chung và đổi mới phương pháp dạy học ở trường tiểu học nói riêng. Việc này không chỉ giúp học sinh hiểu rõ hơn về nghệ thuật mà còn hỗ trợ sự phát triển toàn diện của các em. Không chỉ hình thành năng khiếu nghệ thuật, mà còn giúp các em phát triển các kỹ năng quan trọng như sự sáng tạo, tư duy linh hoạt và khả năng làm việc nhóm. Năng lực mĩ thuật và kết quả học tập của học sinh tiểu học được nâng lên thông qua việc lựa chọn và sử dụng các phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực. Những kỹ năng này sẽ là chìa khóa cho sự thành công của bản thân các em trong tương lai.

ảnh 1.jpg


Thông qua nội dung kiến thức phổ thông cơ bản về mĩ thuật, chương trình môn Mĩ thuật góp phần hình thành, phát triển ở học sinh năng lực thẩm mĩ; bồi dưỡng cho học sinh ý thức tôn trọng sản phẩm văn hoá, nghệ thuật và khả năng ứng dụng năng lực thẩm mĩ vào đời sống; trang bị cho học sinh cái nhìn tương đối tổng quát về những ngành nghề liên quan đến nghệ thuật thị giác. Đồng thời nội dung và phương pháp giáo dục, môn Mĩ thuật góp phần hình thành, phát triển ở học sinh các phẩm chất yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, có tinh thần trách nhiệm; các năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo.

Nhằm cụ thể hóa mục tiêu xây dựng và phát triển năng lực mĩ thuật dựa trên kiến thức và kỹ năng cơ bản của nghệ thuật, giúp học sinh không chỉ biết cách vẽ hay tạo hình mà còn nhận thức được sự quan trọng của mĩ thuật trong đời sống và xã hội, trường tiểu học số 2 An Thủy đã chủ động triển khai giảng dạy môn Mĩ thuật theo phương pháp dạy học mới bám sát mục tiêu giáo dục thẩm mĩ giúp học sinh tiếp xúc, làm quen, cảm nhận, thưởng thức và bằng kiến thức, kinh nghiệm của bản thân thể hiện cái hay, cái đẹp trong thiên nhiên, trong cuộc sống; đồng thời vận dụng những hiểu biết về cái đẹp vào sinh hoạt, học tập hàng ngày…

Với việc chủ động đổi mới dạy học Mĩ thuật lấy học sinh làm trung tâm; hỗ trợ học sinh phát triển khả năng tiếp thu thẩm mĩ và sáng tạo; kích thích sự tương tác, tư duy sáng tạo; khuyển khích học sinh trải nghiệm, bày tỏ và hợp tác, mỗi tiết học Mĩ thuật tại nhà trường, các em luôn cảm giác được vừa học, vừa chơi, vừa sáng tạo và các em có cơ hội thực hành, ứng dụng trong học tập và cuộc sống nhiều hơn.

Qua các tiết học, học sinh hứng thú học tập hơn, không bị áp lực nhiều về mặt thời gian hoặc sợ mình không làm được. Đối với học sinh chưa phát triển năng khiếu, việc học trở nên hứng thú hơn, ham thích hoạt động thể hiện rõ ở việc làm việc theo nhóm. Với những học sinh có năng khiếu được bộc lộ khả năng của mình, qua đó tinh thần hợp tác nhóm trong môn Mĩ thuật và các môn học khác được nâng cao hơn.

Ngoài hoạt động dạy học theo chương trình thì nhà trường cũng tổ chức các buổi hoạt động trải nghiệm, sinh hoạt câu lạc bộ vẽ tranh với chủ đề: Mẹ và Cô giáo, ngày Tết cổ truyền, chào mừng chiến thắng Điện Biên Phủ, Em vẽ trường học hạnh phúc, … Bằng cách sử dụng nghệ thuật, với đủ màu sắc và chi tiết, tranh của học sinh trở thành bức tranh sống động, thể hiện sự phong phú và đa dạng của văn hóa Việt Nam. Hoạt động sáng tạo này không chỉ phát triển kỹ năng nghệ thuật, giúp học sinh tăng cường khả năng giao tiếp và chia sẻ ý kiến với nhau mà còn khuyến khích các em tìm hiểu và trân trọng giá trị văn hóa. Học sinh không chỉ học về nghệ thuật mà còn học về tình cảm và gắn bó gia đình, công động, xã hội, ...

Thông qua các hoạt động trải nghiệm trong môi trường đa dạng, trong lớp học, ngoài cuộc sống, với các hình thức thực hành, sáng tạo, vận dụng các chất liệu, vật liệu sẵn có ở địa phương, vật liệu sưu tầm, tái sử dụng trong cuộc sốngNgoài ra giáo viên có thể chủ động theo từng nội dung tiết dạy và kết hợp nhiều quy trình trong một bài dạy như:  Vẽ cùng nhau – Hoạt cảnh với nhân vật 3D - Tạo hình con rối 2D/3D,… học sinh đã tạo được những sản phẩm độc đáo, thể hiện sự sáng tạo và cảm thụ cuộc sống một cách sinh động, học sinh “tự làm giàu” cách biểu đạt, phân tích, đánh giá, tự lựa chọn và nhận thức để hình thành, phát triển những năng lực cá nhân cốt lõi là: Sáng tạo mĩ thuật – Hiểu, cảm nhận và trân trọng tác phẩm mĩ thuật – Mạnh dạn trong giao tiếp.     

Qua quá trình dạy học áp dụng các phương pháp dạy học mới trong môn mĩ thuật, điều mà giáo viên cảm thấy thành công nhất là sự hứng thú khi học tập, tích cực khi tham gia các hoạt động và nụ cười rạng rỡ của các em khi hoàn thành sản phẩm. Hi vọng trong thời gian tới, việc dạy và học mĩ thuật sẽ ngày một khởi sắc hơn nữa, mang lại nhiều niềm vui, niềm hứng thú cho học sinh trong nhà trường.

Một số hình ảnh học sinh hào hứng tham gia học mĩ thuật:

ảnh 2.jpg

ảnh 3.jpg

ảnh 4.jpg

ảnh 5.jpg

ảnh 6.jpg

Tìm kiếm
Đăng nhập
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Bài viết mới nhất
Hình ảnh
Liên kết website

Quảng cáo

BẢN QUYỀN THUỘC VỀ PHÒNG GD VÀ ĐT LỆ THỦY - TỈNH QUẢNG BÌNH
Điện thoại: 052.3882625 - Email:banbientap@lethuy.edu.vn
Developed by Phạm Xuân Cường - ĐT: 0912.037911 - Email: cuonggiaoduc@yahoo.com