Menu
THÔNG BÁO
Hỗ trợ trực tuyến
Dương Văn Dũng
Dương Văn Dũng
Phạm Xuân Cường
Phạm Xuân Cường
Developed
Thống kê truy cập
Số người đang online: 122
Số lượt truy cập: 62517031

Quảng cáo
NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LỆ THUỶ TÍCH CỰC TRIỂN KHAI CÁC GIẢI PHÁP NHẰM THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 29-NQ/TW 11/24/2023 10:12:43 AM
Trên cơ sở xác định sự nghiệp giáo dục là của Đảng, Nhà nước và toàn thể Nhân dân, nhất là trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, theo tinh thần chỉ đạo của Trung ương tại Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 và các văn bản chỉ đạo của bộ, ngành, UBND tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo, thời gian qua, sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo huyện Lệ Thủy được các cấp ủy Đảng, các ngành quan tâm, chỉ đạo thực hiện, đồng thời có sự vào cuộc sâu sát của chính quyền địa phương, sự đồng sức đồng lòng của toàn dân và sự nhiệt huyết của đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên, nên đã đạt những kết quả tích cực.

          Bên cạnh xác định nhiệm vụ trọng tâm là nâng cao chất lượng mũi nhọn, giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, nâng cao kỷ luật, kỷ cương, trách nhiệm trong mỗi một giáo viên, cán bộ, nhân viên trường học, thì duy trì và nâng cao chất lượng đại trà được luôn luôn được chú trọng và xác định đó chính là cơ sở, là nền tảng, là vấn đề cơ bản trong đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

Chất lượng đại trà được duy trì và nâng cao qua hàng năm học nhất là sau khi thực hiện Nghị quyết số 29. Chất lượng giáo dục toàn diện tiếp tục nâng lên, trong đó nổi bật là việc hạn chế được cơ bản học sinh yếu kém, khắc phục và chấm dứt tình trạng học sinh ngồi sai lớp ở các cấp học TH và THCS; công tác chăm lo cho giáo dục dân tộc được đẩy mạnh và đạt hiệu quả thực chất. Chất lượng giáo dục đạo đức, giáo dục pháp luật được nâng lên... Chất lượng học sinh giỏi, học sinh năng khiếu được quan tâm bồi dưỡng và đạt được vị thế tốp đầu của tỉnh. Đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên cơ bản đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu đáp ứng được yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục. 100% trường học được xây dựng kiên cố hóa, không có trường học tạm, đảm bảo đủ 1 lớp/1 phòng cho học sinh tiểu học để thuận lợi học 2 buổi/ngày. Đến nay, toàn huyện có 71/84 trường đã đạt chuẩn quốc gia (chuẩn quốc gia mức 2: 11 đơn vị, chuẩn quốc gia mức 1: 60 đơn vị), chiếm 84,5% (xếp thứ nhất toàn tỉnh về số lượng và tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia).

Có được những kết quả trên, ngành Giáo dục và Đào tạo huyện Lệ Thuỷ đa nhận được sự quan tâm, chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo, các sở ngành cấp tỉnh, đồng thời, ngành Giáo dục và Đào tạo huyện cũng đã kịp thời, chủ động triển triển khai thực hiện Nghị quyết số 29 mà trọng tâm là tập trung vào những nội dung sau:

1. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và xu hướng hội nhập quốc tế; tiếp tục củng cố và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục, xóa mù chữ và phân luồng học sinh sau trung học cơ sở; xây dựng xã hội học tập

Rà soát và thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách đối với học sinh, nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, kịp thời đề xuất, kiến nghị các cấp điều chỉnh, bổ sung hoặc ban hành chính sách mới hỗ trợ, tạo điều kiện phát triển giáo dục vùng dân tộc thiểu số, vùng khó khăn góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trên địa bàn huyện.

Củng cố và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục và xoá mù chữ, từng bước thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ dưới 5 tuổi. Duy trì và nâng cao chất lượng kết quả phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học, đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 3.

Thực hiện tốt chủ trương giáo dục hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau trung học cơ sở. Chú trọng đưa nội dung giáo dục hướng nghiệp tích hợp trong chương trình các môn học và hoạt động giáo dục theo định hướng giáo dục tích hp khoa học - công nghệ - kỹ thuật - toán (giáo dục STEM) phù hợp với xu hướng phát trin ngành nghề của huyện. Đa dạng hóa, vận dụng linh hoạt các hình thức tư vấn hướng nghiệp phù hợp với lứa tuổi học sinh.

2. Tăng cường giáo dục đạo đức, lý tưởng cách mạng, chú trọng giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, kiến thức pháp luật và ý thức công dân trong các cơ sở giáo dục và đào tạo

Tiếp tục triển khai thực hiện tốt Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị khóa XI về đẩy mnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong các cơ sở giáo dục và đào tạo gắn với các phong trào thi đua và các cuộc vận động lớn của ngành.

Chú trọng xây dựng môi trường văn hóa học đường ngày càng tốt đẹp, gắn với tăng cường giáo dục đạo đức, trách nhiệm nghề nghiệp cho đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Tăng cường công tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong quản lý, giáo dục học sinh; nâng cao vai trò, trách nhiệm của gia đình trong công tác giáo dục đạo đức, lối sống văn hóa cho con em mình.

3. Nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; bảo đảm các điều kiện cơ bản để thực hiện tốt chương trình giáo dục phổ thông mới

Khuyến khích đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Quan tâm hỗ trợ giáo viên, cán bộ quản lý học tập và nghiên cứu khoa học. Ưu tiên bố trí kinh phí đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên các cấp để thực hiện chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới. Xây dựng kế hoạch sắp xếp, bổ sung đội ngũ giáo viên đảm bảo biên chế cho ngành giáo dục theo định mức quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

4. Chỉ đạo tốt đổi mới công tác quản lý; đẩy mạnh công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát; ngăn chặn, xử lý nghiêm những tiêu cực trong hoạt động giáo dục, đào tạo

Chỉ đạo đổi mới mạnh mẽ công tác quản lý trong các cơ sở giáo dục, coi trọng quản lý chất lượng, gắn trách nhiệm quản lý chuyên môn với quản lý nhân sự và quản lý tài chính. Tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động ở các đơn vị trường học để kịp thời tư vấn, thúc đẩy; ngăn chặnxử lý nghiêm những tiêu cực trong triển khai thực hiện nhiệm vụ năm học.

5. Tăng trưởng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học cho các đơn vị trường học.

Chỉ đạo các cơ sở giáo dục phổ thông sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất, thiết bị dạy học hiện có, mua sắm bổ sung thiết bị dạy học thực hiện chương trình giáo dục phổ thông, bảo đảm thiết thực, tiết kiệm, hiệu quả.

UBND huyện bố trí kinh phí thực hiện đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học (hàng năm cấp khoảng 1,2 tỷ cho sự nghiệp giáo dục mua sắm thiết bị dạy học).

Bên cạnh những kết quả đạt được, trong quá trình triển khai thực hiện đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo ở địa phương cũng còn gặp một số khó khăn, hạn chế như: Chất lượng đại trà và chất lượng mũi nhọn chưa thực sự đồng đều giữa các vùng miền, kinh phí đầu tư cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo mặc dù đã được quan tâm nhưng chưa thật sự đáp ứng với yêu cầu của sự đổi mới; huy động xã hội hoá giáo dục còn hạn chế; chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục ở một số đơn vị chưa thật sự đáp ứng trong tình hình mới.

Nhiệm vụ đặt ra cho giáo dục Lệ Thuỷ trong thời gian tới, theo Nghị quyết đại hội huyện Đảng bộ nhiệm kỳ 2020 - 2025 là: “Tiếp tục thực hiện tốt Nghị quyết số 29-NQ/TW Hội nghị Trung ương 8 (khoá XI) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo gắn với phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn và hội nhập quốc tế. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, giáo dục mũi nhọn; tăng cường giáo dục lý tưởng, đạo đức, kỹ năng sống cho học sinh. Giữ vững và nâng cao kết quả phổ cập giáo dục các cấp. Đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục, nhất là giáo dục mầm non thông qua việc mở các nhóm trẻ độc lập tư thục đảm bảo huy động trẻ em vào nhà trẻ đạt 35%, đến năm 2025 có trên 85% trường đạt chuẩn quốc gia; Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên, nhất là giáo viên ngoại ngữ. Tăng cường đầu tư CSVC, TBDH và các điều kiện cần thiết phục vụ dạy học chương trình đổi mới giáo dục phổ thông, ưu tiên cho giáo dục vùng dân tộc và khó khăn. Thực hiện chuẩn hoá, đa dạng hoá các loại hình học tập. Phát huy hiệu quả hoạt động của các trung tâm học tập cộng đồng, hoạt động khuyến học, khuyết tài. Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên đạt và vượt chuẩn theo quy định”.

Nhằm đạt được mục tiêu đề ra, đặc biệt là nâng cao chất lượng đại trà và thu hẹp khoảng cách chênh lệch chất lượng giữa vùng đồng bằng và vung thuận lợi, trong thời gian tới, huyện Lệ Thủy tập trung triển khai một số giải pháp sau:

Thứ nhất, Tiếp tục xác định cả hệ thống chính trị và toàn xã hội cùng chăm lo một cách toàn diện, đồng bộ đến giáo dục đào tạo, chú trọng chất lượng giáo dục đại trà thực chất.

Thứ hai, Tiếp tục đổi mới công tác quản lý hoạt động dạy học và giáo dục. Xây dựng hoàn thiện hệ thống văn bản quản lý giáo dục và đào tạo, tạo thành một sự đồng bộ để toàn ngành thực hiện. Tập trung xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ dạy học và đổi mới chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Thứ ba, Xây dựng phong trào thi đua trong trường học để tạo không khí thi đua và dư luận tốt trong nhà trường, trong xã hội tạo sự đồng thuận về việc nâng cao chất lượng dạy học.

Thứ tư, Tăng cường đào tạo bổ sung theo hình thức đồng bộ hóa để hạn chế việc dạy chéo môn ở các đơn vị trường học; tích cực làm tốt công tác bồi dưỡng đội ngũ; phát huy tốt vai trò nòng cốt của hội đồng chuyên môn các cấp học, môn học.

Thứ năm,  Xây dựng cơ chế giám sát, gắn chất lượng thực chất với đánh giá, xếp loại nhà trường, xếp loại quản lý; tổ chức nghiêm túc việc chuyển giao chất lượng giữa các lớp, giữa các cấp; “nghiệm thu chất lượng” đối với các trường vùng sâu, vùng xa, các trường có HS dân tộc thiểu số và mạnh dạn tổ chức đánh giá ngoài chất lượng các lớp cuối cấp và một số môn học.

Để thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển giáo dục và đào tạo trong thời gian đến, ngành Giáo dục và Đào tạo huyện Lệ Thuỷ đề nghị UBND tỉnh, các sở ngành liên quan quan tâm có các chính sách hỗ trợ ngành Giáo dục và Đào tạo, phân bổ kinh phí ưu tiên tập trung xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia, mua sắm thiết bị dạy học thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông 2018. Quan tâm đến giao biên chế cho giáo dục đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cầu đáp ứng yêu cầu dạy học trong thời gian tới.

Bên cạnh đó, huyện Lệ Thủy rất mong tiếp tục nhận được sự quan tâm chỉ đạo của lãnh đạo các cấp một cách toàn diện, sự đồng thuận của toàn xã hội đến phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo trên địa bàn huyện nói riêng và các đơn vị bạn nói chung. Ngành giáo dục và đào tạo huyện sẽ phát huy những kết quả đã đạt được, nghiêm túc khắc phục những tồn tại hạn chế, thực hiện đồng bộ các giải pháp để tiếp tục lãnh chỉ đạo toàn ngành thực hiện thành công nhiệm vụ được giao, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ theo tinh thần Nghị quyết số 29-NQ/TW.

Nguyễn Văn Vững –HUV, Trưởng phòng GD&ĐT Lệ Thủy

Bài viết ấn hành trên Số 22, tháng 11-2023, tạp chí GD&ĐT Quảng Bình 

Tìm kiếm
Đăng nhập
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Bài viết mới nhất
Hình ảnh
Liên kết website

Quảng cáo

BẢN QUYỀN THUỘC VỀ PHÒNG GD VÀ ĐT LỆ THỦY - TỈNH QUẢNG BÌNH
Điện thoại: 052.3882625 - Email:banbientap@lethuy.edu.vn
Developed by Phạm Xuân Cường - ĐT: 0912.037911 - Email: cuonggiaoduc@yahoo.com