Nhiều
vụ việc bạo hành do chính một số bậc cha mẹ, thầy cô, người thân gây ra
cho trẻ em đã được phát hiện và đưa lên các phương tiện thông tin đại
chúng, khiến dư luận xã hội rất căm phẫn. Đồng thời xã hội cũng lo ngại về
sự xuống cấp của chuẩn mực đạo đức, sự thiếu vắng môi trường văn hoá
chuẩn mực của một số cơ sở giáo dục, một số người tham gia guồng máy giáo
dục. Ở tất cả các cấp học, hiện tượng bạo hành, quấy rối, lạm dụng trẻ em và
bạo lực học đường vẫn luôn tiềm ẩn những nguy cơ khó lường.
Nhằm tăng
cường hơn nữa các giải pháp phòng, chống việc bạo hành, quấy rối, lạm dụng trẻ
em, bạo lực học đường và đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ em cả về thể xác và
tinh thần trong các trường học, các cơ sở giáo dục, Phòng GD&ĐT yêu cầu Thủ
trưởng các đơn vị trường học, chủ các nhóm trẻ độc lập (có quyết định thành lập)
trên địa bàn huyện thực hiện tốt các nội dung sau:
1. Tăng
cường các hoạt động tuyên truyền, triển khai hiệu quả các văn bản chỉ đạo của Bộ
GD&ĐT, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, UBND tỉnh, Sở GD&ĐT, UBND huyện, Phòng
GD&ĐT về việc tăng cường các giải pháp đảm bảo an toàn trong các cơ sở giáo
dục: Chỉ thị số 505/CT-BGDĐT ngày 20/02/2017 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, Công
văn số 271-CV/TU ngày 27/3/2017 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về việc tăng cường
các giải pháp đảm bảo an toàn trong các cơ sở giáo dục; Công văn số
1100/VPUBND-VX ngày 12/4/2017 của Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh về việc thực
hiện Chỉ thị số 505/CT-BGDĐT ngày 20/02/2017 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT; Kế
hoạch số 855/KH-SGDĐT ngày 10/5/2017 của Sở GD&ĐT Quảng Bình, Công văn số
2092/UBND ngày 26/9/2017 của UBND huyện Lệ Thủy, Kế hoạch số 736/KH-GD&ĐT ngày
26/9/2017 của Phòng GD&ĐT về việc tăng cường các giải pháp phòng, chống bạo
lực học đường và đảm bảo an toàn trong các cơ sở giáo dục.
2. Nâng
cao nhận thức, trách nhiệm của mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh, cha
mẹ học sinh, cộng đồng về công tác phòng, chống các nguy cơ xâm hại trẻ em, bạo
lực học đường và đảm bảo an toàn trong các trường học; tạo môi
trường học tập, vui chơi an toàn, lành mạnh cho học sinh; kiên quyết không để
xảy ra các hành vi vi phạm pháp luật và tai nạn thương tích trong các trường
học và trong các nhóm trẻ độc lập.
3. Đẩy mạnh công tác truyền thông về nguy cơ
xâm hại, bạo hành trẻ em, bạo lực học đường trên các phương tiện thông tin của
địa phương, nhà trường nhằm nâng cao nhận thức của học sinh, gia đình và cộng
đồng về các biện pháp phòng, chống xâm hại, bạo hành trẻ em, bạo lực học đường.
4. Tăng
cường công tác giáo dục pháp luật, đặc biệt là pháp luật có liên quan đến
quyền, trách nhiệm của trẻ em. Xây dựng ý thức chấp hành pháp luật và tính chịu
trách nhiệm của học sinh trước pháp luật; giáo dục và trang bị cho các em những
kĩ năng cần thiết để phòng ngừa, tự bảo vệ; phát huy vai trò của học sinh trong việc tố
giác các hành vi bạo hành, quấy rối, lạm dụng trẻ em, bạo lực học đường xảy ra
đối với bản thân, bạn bè để nhà trường và gia đình có biện pháp xử lý kịp thời.
5. Tuyên truyền, đề cao tinh thần trách nhiệm của mỗi một thầy giáo cô
giáo: Ngoài năng lực giảng dạy, người Thầy phải hội đủ những đức tính như sự
mực thước trong cuộc sống, lòng yêu nghề, tận tâm tận lực với sự nghiệp. Ở góc
độ đạo đức, người thầy phải là những người vừa có tình yêu thương, vừa nghiêm
túc với trò và với chính cả bản thân mình.
6. Phối
hợp chặt chẽ với công an xã, thị trấn, Ban đại diện cha mẹ học sinh và các ban ngành đoàn thể trên địa bàn
triển khai quyết liệt các biện pháp phòng ngừa tình trạng học sinh bị quấy rối,
lạm dụng, hành hạ; học sinh đánh nhau; các hành vi bạo lực, xâm hại đối
với học sinh trong các trường học và trong các nhóm trẻ độc lập. Kịp thời
phối hợp với các cơ quan, đơn vị có nghiệp vụ ngăn chặn kịp thời và xử lí triệt
để khi có vụ việc xảy ra.
7.
Thủ trưởng các đơn vị, chủ các nhóm trẻ độc
lập chịu trách nhiệm trước
pháp luật, trước cấp ủy và chính quyền địa
phương, lãnh đạo Phòng GD&ĐT
nếu để xảy ra các vụ việc liên quan đến vi phạm đạo đức nhà giáo; liên quan đến bạo hành, quấy rối, lạm dụng
trẻ em, bạo lực học đường hoặc các vụ việc ảnh
hưởng đến an ninh, an toàn trường học.