Thứ
nhất, về quy định của người sử dụng lao động, ngoài doanh
nghiệp, cơ quan, tổ chức, hoặc cá nhân theo quy định của Bộ luật lao động cũ
thì BLLĐ 2012 đã quy định thêm người sử dụng lao động còn bao gồm hộ gia đình,
hợp tác xã có thuê mướn sử dụng lao động theo hợp đồng lao động.
Thứ
hai, BLLĐ 2012 đã quy định về Tổ chức dịch vụ
việc làm (Khoản 1, Điều 14) theo hướng mở rộng chức năng cho phù hợp
với tình hình kinh tế - xã hội hiện nay.
Thứ
ba, trong chương III Hợp đồng lao động, BLLĐ 2012 có những điểm mới sau:
Quy định về
cho thuê lại lao động trong Mục 5, Chương III. Đây là quy địnhmới nhằm mở rộng
các quan hệ lao động.
Bổ sung
nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động (Điều 17).
Đối với Hợp
đồng theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng
thì trong trường hợp đã hết hạn mà người lao động vẫn tiếp tục làm việc, hai
bên phải ký kết hợp đồng lao động mới. Nếu không ký kết hợp đồng lao động mới
thì hợp đồng cũ sẽ trở thành loại hợp đồng lao động xác định thời hạn với thời
hạn là 24 tháng.
Bổ sung thêm
các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động, chẳng hạn khi Người lao động đủ điều
kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội và tuổi hưởng lương hưu; Người lao động
bị xử lý kỷ luật sa thải; Người sử dụng lao động là cá nhân, bị Tòa án tuyên bố
mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết, người sử dụng lao động
không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động;…
Nâng mức
lương thử việc của người lao động trong thời gian thử việc ít nhất bằng 85% mức
lương của công việc đó.
Thêm vào đó,
trong Chương III, BLLĐ cũng bổ sung nhiều quy định mới về Phụ lục hợp đồng lao
động (Điều 24); quy định hình thức làm việc không trọn thời gian (Điều 34); quy
định cụ thể mức tiền mà người sử dụng lao động phải bồi thường cho người lao
động trong trường hợp người sử dụng lao động không muốn nhận lại người lao động
khi đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật; bổ sung nhóm quy định mới về
hợp đồng lao động vô hiệu.
Thứ
tư, về đối thoại tại nơi làm việc, Thương lượng tập thể, Thỏa ước lao động tập
thể:
Bổ sung quy
định về Đối thoại tại nơi làm việc (Khoản 1, Điều 63), xác định rõ mục đích,
hình thức đối thoại và việc thực hiện quy chế dân chủ cơ sở tại nơi làm việc.
Quy định về
Thương lượng tập thể, xác định mục đích, nguyên tắc, quyền yêu cầu thương lượng
tập thể, đại diện thương lượng, nội dung, quy trình và trách nhiệm của các bên
trong thương lượng tập thể.
Bổ sung một
số quy định về Thỏa ước lao động tập thể.
Thứ
năm, trong chương VI: Tiền lương, BLLĐ 2012:
Điều chỉnh về
cơ cấu tiền lương: theo đó tiền lương bao gồm mức lương theo công việc hoặc
chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác (Điều 90).
Quy định việc
thành lập Hội đồng tiền lương quốc gia (Điều 92).
Bổ sung quy
định về thay đổi hình thức trả lương, tiền lương làm thêm giờ vào ban đêm, về
thời gian tạm ứng tiền lương để thực hiện nghĩa vụ công dân…(Điều 97)
Thứ
sáu, quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi:
Thống nhất
một mốc chung để áp dụng trong cả nước về giờ làm việc ban đêm được tính từ 22
giờ đến 06 giờ sáng hôm sau (Điều 105).
Bổ sung quyền
của người sử dụng lao động trong việc quy định làm việc theo giờ hoặc ngày hoặc
tuần để chủ động xây dựng kế hoạch bố trí lao động phù hợp.
Người sử dụng
lao động có quyền yêu cầu người lao động làm thêm giờ trong những trường hợp
đặc biệt (Điều 107).
Về ngày nghỉ
lễ, tết: BLLĐ 2012 quy định về ngày nghỉ tết âm lịch, theo đó ngày nghỉ
tết âm lịch sẽ từ 04 ngày lên 05 ngày.
Thứ
bảy, về kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất:
BLLĐ 2012 bổ
sung nghĩa vụ của người lao động trong việc đảm bảo bí mật sở hữu trí tuệ của
người sử dụng lao động; bổ sung những vấn đề liên quan đến nội quy lao động.
Bỏ hình thức
xử lý kỷ luật chuyển đi làm công việc khác có mức lương thấp hơn trong thời
gian tối đa không quá 6 tháng; bổ sung thêm một số trường hợp người lao động bị
áp dụng hình thức kỷ luật sa thải.
Bổ sung thêm
quy định về việc cấm người sử dụng lao động khi xử lý vi phạm kỷ luật lao động
thực hiện một số hành vi cụ thể.
Thứ
tám, về an toàn lao động và vệ sinh lao động:
Bổ sung thêm
nội dung về việc khuyến khích phát triển các dịch vụ an toàn lao động, vệ sinh
lao động.
Quy định rõ
các trách nhiệm của người sử dụng lao động, cải thiện điều kiện lao động khi
xây dựng kế hoạch sản xuất hàng năm của doanh nghiệp.
Thứ
chín, về những quy định đối với lao động nữ:
Người sử dụng
lao động đối với lao động nữ phải thực hiện các nguyên tắc bình đẳng giới trong
tuyển dụng, sử dụng, trong đào tạo, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, tiền
lương và các chế độ khác.
Người lao
động nữ được nghỉ chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng, cho
phép lao động nữ có thể nghỉ trước sinh với thời gian không quá 2 tháng; có
quyền đi làm việc sớm; lao động nữ sau khi sinh trong trường hợp việc làm cũ
không còn, thì họ vẫn được người sử dụng lao động bố trí việc làm khác với mức
lương không thấp hơn mức lương trước khi nghỉ thai sản và một số trường hợp lao
động nữ được hưởng trợ cấp khi nghỉ.
Những
quy định riêng đối với lao động chưa thành niên và một số lao động đặc thù:
BLLĐ 2012 quy
định cụ thể việc không được sử dụng người chưa thành niên sản xuất và kinh
doanh cồn, rượu, bia, thuốc lá, chất tác động đến tinh thần và các chất gây
nghiện khác; chia lao động chưa thành niên thành 4 nhóm tuổi, quy định cụ thể
các công việc và nơi làm việc cấm sử dụng lao động dưới 15 tuổi.
Bổ sung quy
định về lao động là người giúp việc gia đình.
Về bảo hiểm
xã hội thì BLLĐ 2012 có quy định thêm về một số trường hợp mà tuổi nghỉ hưu có
thể thấp hơn hoặc cao hơn so với quy định trước đây, và nội dung cụ thể sẽ do
chính phủ quy định.
Theo quy định
về công đoàn thì công đoàn là tổ chức thực hiện vai trò đại diện bảo vệ quyền
và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động trong các đơn vị sử dụng lao
động. Bộ luật lao động quy định về Công đoàn tại Chương XIII, gồm 6 Điều với
những điểm mới như sau:
Bỏ thời hạn
phải thành lập tổ chức công đoàn tại doanh nghiệp đang hoạt động mà chưa có tổ
chức công đoàn và bỏ quy định trong thời gian chưa thành lập được tổ chức công đoàn
tại doanh nghiệp thì chỉ định Ban chấp hành công đoàn lâm thời, đồng thời xác
định rõ chủ thể đại diện, bảo vệ quyền lợi của người lao động ở những nơi chưa
thành lập tổ chức công đoàn cơ sở là công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở.
Quy định thêm
các hành vi bị cấm đối với người sử dụng lao động liên quan đến thành lập, gia
nhập và hoạt động công đoàn và có những quy định cụ thể hơn quyền của cán bộ
công đoàn cơ sở như: quyền gặp gỡ người sử dụng lao động để đối thoại, trao
đổi, thương lượng về những vấn đề lao động và sử dụng lao động; đến với nơi làm
việc để gặp gỡ người lao động trong phạm vi, trách nhiệm của mình đại diện…
Cuối
cùng, về giải quyết tranh chấp lao động thì:
Tranh chấp
lao động tập thể bao gồm tranh chấp về quyền và tranh chấp về lợi ích; mở rộng
cơ chế giải quyết tranh chấp lao động và đình công; bỏ quy định về Hội đồng hoà
giải cơ sở.
Đối với tranh
chấp tập thể về lợi ích sẽ do Hội đồng trọng tài giải quyết, bổ sung thẩm quyền
hoãn và ngừng đình công cho Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.
Bổ sung quyền
đóng cửa tạm thời doanh nghiệp của người sử dụng lao động trong thời gian đình
công (Điều 216, 217).
Hiện nay, do
một số điều khoản trong Bộ luật Lao động 2012 chưa được quy định chi tiết, mà
còn cần đến sự sự hướng dẫn chi tiết từ các quy định của Chính phủ, do đó để
đảm bảo quyền lợi của mình thì các doanh nghiệp nên lưu ý vấn đề này.
Ngọc Tình sưu tầm