Ngày 11 tháng 9 năm 2017, UBND tỉnh Quảng Bình ban hành Kế hoạch số 1648/KH-UBND về Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong quản lí và hỗ trợ các hoạt động dạy học, nghiên cứu khoa học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025.
Với
mục
tiêu chung cần đạt là:
Tăng
cường ứng dụng công nghệ thông tin nhằm đẩy mạnh triển khai chính phủ điện tử,
cung cấp dịch vụ công trực tuyến trong hoạt động quản lý điều hành của cơ quan
quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo ở địa phương; đổi mới nội dung, phương
pháp dạy - học, kiểm tra, đánh giá và nghiên cứu khoa học và công tác quản lý tại
các cơ sở giáo dục đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân góp phần hiện đại
hóa và nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo.
Mục tiêu cụ thể
cho từng giai đoạn cũng được xác định:
*
Đến
năm 2020:
-
Trong công tác quản lý, điều hành:
+
Hình thành cơ sở dữ liệu toàn ngành giáo dục và đào tạo;
+
Phấn đấu 100% các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo, các cơ sở
giáo dục và đào tạo từ cấp THPT trở lên thực hiện quản lý hành chính xử lý hồ
sơ công việc trên môi trường mạng;
+ Đáp
ứng tất cả các cuộc họp do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức trực tuyến qua mạng giữa
Bộ giáo dục và Đào tạo với Sở Giáo dục và Đào tạo; phấn đấu đến năm 2025, 50%
cuộc họp, tập huấn giữa Giáo dục và Đào tạo với các Phòng Giáo dục và Đào tạo
và các đơn vị trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo được áp dụng hình thức trực tuyến;
+ Tham
gia đầy đủ các lớp bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục
do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức thực hiện qua mạng theo phương thức học tập kết
hợp (blended learning);
+
50% hồ sơ thủ tục hành chính được xử lý trực tuyến tối thiểu mức độ 3, trong đó
30% được xử lý trực tuyến ở mức độ 4;
-
Trong đổi mới nội dung, phương pháp dạy - học, kiểm tra đánh giá, nghiên cứu
khoa học và công tác quản lý:
+
Đối với các cơ sở giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên: Hình thành kho học
liệu số dùng chung toàn ngành, gồm: Bài giảng, sách giáo khoa điện tử, phần mềm
mô phỏng, phòng thí nghiệm ảo trực tuyến và các học liệu khác.
+ Phấn
đấu 90% cơ sở giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên ứng dụng công nghệ
thông tin trong quản lý nhà trường; trong đó 70% trường học sử dụng sổ quản lý
điện tử.
-
100% trường phổ thông có phòng thực hành Tin học; 100% lớp mầm non được trang bị
máy vi tính, tivi.
+
Đối với giáo dục đại học: Hình thành cổng thông tin thư viện điện tử toàn ngành
liên thông, chia sẻ học liệu với các cơ sở đào tạo; áp dụng phương thức học tập
kết hợp; phát triển một số mô hình đào tạo trực tuyến (cyber university).
*Định hướng đến năm 2025
Mức
độ ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và hỗ trợ các hoạt động dạy - học,
nghiên cứu khoa học đạt trình độ chung toàn quốc, đáp ứng mục tiêu, yêu cầu đổi
mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Công nghệ thông tin trở thành động
lực đổi mới quản lý, nội dung, phương pháp dạy - học, kiểm tra đánh giá trong
giáo dục và đào tạo.
Kế hoạch cũng nêu ra 8 nhóm nhiệm vụ và giải pháp:
1. Triển khai hệ thống
CNTT trong công tác hành chính
2. Triển khai hệ thống
thông tin quản lý, cơ sở dữ liệu
3. Đẩy mạnh ứng dụng công
nghệ thông tin đổi mới nội dung, phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá và
nghiên cứu khoa học
4. Nâng cao năng lực ứng dụng
công nghệ thông tin cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên
5. Phát triển nguồn nhân lực
công nghệ thông tin chuyên trách chất lượng cao
6. Đẩy mạnh hợp tác với
các doanh nghiệp, tổ chức và hiệp hội công nghệ thông tin trong và ngoài nước
7. Tuyên truyền, phổ biến,
nâng cao nhận thức và trách nhiệm về ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực
giáo dục và đào tạo
8. Tăng cường giám sát,
đánh giá
Kinh phí dự kiến thực hiện Kế hoạch: 387.870 triệu đồng,
chia ra:
+ Giai đoạn
2017-2020: 188.400 triệu đồng
+ Giai đoạn
2021-2025: 199.470 triệu đồng
Trong tổng kinh
phí:
+ Ngân sách nhà nước
dự kiến: 299.470 triệu đồng
+ Ngân sách xã hội hoá dự kiến: 88.400 triệu đồng
*Xem toàn văn Kế hoạch tại
đây