Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT đã nêu rõ định hướng nội dung giáo dục môn Ngữ văn (Tiếng Việt) ở tiểu học đó là “giúp học sinh sử dụng tiếng Việt thành thạo để giao tiếp hiệu quả trong cuộc sống và học tập tốt các môn học và hoạt động giáo dục khác; hình thành và phát triển năng lực văn học, một biểu hiện của năng lực thẩm mĩ; đồng thời bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm để học sinh phát triển về tâm hồn, nhân cách”.
Tuy
nhiên, trong cuộc sống thường ngày, các em chủ yếu giao tiếp bằng tiếng Bru Vân
Kiều, ít sử dụng tiếng Việt. Các em học tiếng Việt là ngôn ngữ thứ hai nên vốn
tiếng Việt còn hạn chế, còn khó khăn trong việc viết văn, nhất là viết sáng tạo.
Xuất phát từ thực tế đó, chuyên môn nhà trường đã triển khai chuyên đề “Phát huy tính sáng tạo trong viết văn cho
học sinh dân tộc BRu Vân Kiều” và mang lại thành công đáng kể.
Trong
môn Tiếng Việt, nội dung luyện viết văn được nhìn nhận với tầm quan trọng đặc
biệt vì nó mang tính thực hành và tính tổng hợp cao, nó có vai trò rèn cho học
sinh cả bốn kĩ năng, trong đó quan trọng là các kĩ năng nói, viết. Đối với nội
dung này, các em được rèn luyện năng lực trình bày ở dạng văn bản. Mục
đích của dạy viết văn là rèn luyện tư duy và cách viết, qua đó mà giáo dục phẩm
chất và phát triển nhân cách học sinh. Vì thế khi dạy viết văn, giáo viên chú
trọng yêu cầu tạo ra ý tưởng và biết cách trình bày ý tưởng một cách mạch lạc,
sáng tạo.
So
với học sinh đồng bằng thì các em dân tộc thiểu số rất khó khăn khi thể hiện
viết văn hoàn chỉnh. Kĩ năng viết văn của HS còn hạn chế, thiếu sáng tạo. Các
em dùng từ còn chưa phù hợp, từ sai do phương ngữ, sai nhiều lỗi chính tả do
nói sao viết vậy, nhiều em chưa biết chấm câu, diễn đạt còn lủng củng, đoạn văn
bố cục thiếu chặt chẽ, nội dung sơ sài. Một số giáo viên chưa chú trọng phát
huy tính sáng tạo của học sinh, cung cấp văn mẫu nên các em rất thụ động trong
viết văn.
Ngay
từ đầu năm học, trong buổi thảo luận đề xuất các chuyên đề cần tổ chức sinh
hoạt trong năm học 2023-2024, GV ở 2 tổ chuyên môn đều xác định dạy học phát
huy tính sáng tạo trong viết văn cho HS dân tộc là một nội dung khó, đòi hỏi
trăn trở, thảo luận để tìm ra những giải pháp hữu hiệu vận dụng tại đơn vị.
Trên cơ sở đó, chuyên môn nhà trường đã thống nhất đưa chuyên đề này vào nội
dụng SHCM năm học 2023-2024. Chuyên môn đã tổ chức chuyên đề theo các bước tại Công văn số 1315/BGDĐT-GDTH
ngày 16/4/2020 về hướng dẫn sinh
hoạt chuyên môn cấp tiểu học. Tổ
chức dạy thể hiện chuyên đề theo đúng tinh thần đổi mới trong dạy học và đánh
giá môn Ngữ văn theo Công văn 3175/BGDĐT-GDTrH ngày 21/7/2021 V/v
hướng dẫn đổi
mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá môn Ngữ văn ở
trường phổ thông, khắc phục lối
viết văn thiếu sáng tạo cho các em. Giáo viên đã thảo luận đưa ra những giải
pháp hay áp dụng vào dạy nội dung này. Chuyên môn đã thống nhất những nội dung
trọng tâm về dạy học phát huy tính sáng tạo trong viết văn cho học
sinh dân tộc BRu Vân Kiều. Cụ thể:
1. Lựa chọn nội dung gần gũi,
khai thác vốn sống và trải nghiệm của học sinh, làm tốt việc hướng dẫn học sinh
quan sát, tìm ý.
2. Hướng dẫn học sinh lập được
dàn ý của đoạn văn thông qua hệ thống câu hỏi gợi ý hoặc sơ đồ tư duy.
3. Bồi dưỡng vốn từ ngữ cho học
sinh (qua dạy phần đọc, luyện từ và câu, khắc phục lỗi phương ngữ tiếng Bru,
tăng cường Tiếng Việt, giao tiếp...)
4.
Luyện tập nói, viết câu đủ
ý, mở rộng câu; viết câu văn, đoạn văn có hình ảnh, sinh động, giàu cảm xúc.
5. Luyện tập sắp xếp bố cục đoạn
văn chặt chẽ, diễn đạt mạch lạc.
6. Thực hiện tốt đánh giá thường
xuyên, sửa lỗi bài viết cho học sinh.
Điều đáng ghi nhận, sau chuyên đề, tất cả giáo viên
đã áp dụng vào thực tế dạy học ở lớp của mình mang lại sự chuyển biến rõ nét,
chất lượng nâng lên rõ rệt.
Qua
kết quả kiểm tra cuối năm học, đối
chiếu với đầu năm học, tỉ lệ học sinh hoàn thành tốt và hoàn thành tăng lên
đáng kể, tỉ lệ CHT giảm nhiều. Đa số các em tự viết được đoạn/ bài văn theo yêu
cầu đề bài của từng khối lớp, nhiều em biết dùng từ, viết câu đúng, diễn đạt mạch
lạc và sắp xếp đoạn văn có bố cục rõ ràng, hợp lý. Các em không còn lệ thuộc
văn mẫu, bài viết mang nét riêng của từng em, thể hiện rõ sự sáng tạo. Nhiều em
viết văn có hình ảnh, sinh động, cảm xúc chân thành, bài viết tốt.
Dạy viết văn là dạy cho các em cách
sáng tạo cả trong cách nhìn, cách nghĩ, cách cảm và cách biểu đạt tâm hồn trước
cuộc sống muôn màu muôn vẻ. Rèn cho học sinh kĩ năng viết văn hay là cả một quá
trình lâu dài, đòi hỏi công phu và sự kiên nhẫn của người thầy giáo trong quá
trình dạy học. Tự thực tế cho thấy, dù đối tượng học sinh thế nào, trình độ
tiếp nhận và hoạt động ngôn ngữ có khác do ảnh hưởng của môi trường, gia đình,
xã hội nhưng với sự tâm huyết, nhiệt tình, yêu thương học sinh của người thầy,
nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của tiết học, luôn cải tiến phương pháp,
hình thức dạy học theo hướng chú trọng phát huy tính sáng tạo, phát triển năng
lực học sinh chắc chắn đạt được kết quả tốt.
Chuyên
đề dạy học đã mang lại những kết quả đáng mừng. Những gì các em có
được hôm nay sẽ là hành trang quý
báu, đặt nền móng vững chắc cho các em tiếp bước trong chặng đường phía trước.
Từ đó sẽ góp phần không nhỏ vào sự thành công trong thực hiện đổi mới chương
trình GDPT 2018. Tôi thật tâm đắc câu ai đó đã từng nói: “Cái tháp cao nào cũng bắt đầu từ mặt đất lên”.
Công Lý
MỘT
SỐ HÌNH ẢNH