Như chúng ta đã biết trong đời sống tinh thần của mỗi người, sách là sản phẩm văn hóa tinh thần, là kho tàng tri thức đóng vai trò rất quan trọng, là người thầy vĩ đại thắp sáng trong mỗi chúng ta nguồn tri thức vô tận. Dạy cho chúng ta cách sống, cách làm người, hướng tới những giá trị nhân văn cao cả. Có thể nói sách là những người bạn gần gũi chia sẻ mọi niềm vui, nỗi buồn của mỗi người. Và đọc sách đã trở thành một nhu cầu cần thiết không thể thiếu của mỗi con người.
Ở
thời đại nào, con người cũng lấy việc học và đọc sách là một trong những phương
pháp để hoàn thiện nhân cách con người, để tiến bộ trong cuộc sống cá nhân và
đóng góp vào sự phát triển chung của xã hội. Cha ông ta đã coi việc đọc sách là
một hành vi văn hóa cao đẹp. Từ đọc sách, sưu tầm sách, xây dựng tủ sách, thư
viện là một phần của việc hình thành văn hóa đọc. Văn hóa đọc là một trong
những nguồn năng lượng quan trọng thúc đẩy sự phát triển kiến thức, kỹ năng và
phát triển tư duy, giáo dục và rèn luyện nhân cách con người. Việc lấy ngày
21/4 là ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam có ý nghĩa rất quan trọng. Đây là
thời điểm ra mắt cuốn sách đầu tiên của Việt Nam là cuốn “Đường Kách mệnh” của
Chủ tịch Hồ Chí Minh - tác phẩm đầu tiên bằng tiếng Việt được in bởi những
người thợ in Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh là một tác giả lớn, một Doanh nhân
văn hóa, các tác phẩm của Người có giá trị không chỉ đối với người dân Việt Nam
mà còn được bạn bè quốc tế đón nhận. Việc chọn ngày Sách và Văn hóa đọc Việt
Nam gắn với một tác phẩm nổi tiếng của Người sẽ có ý nghĩa văn hóa sâu sắc. Bên
cạnh đó, tháng 4 còn là thời điểm diễn ra Ngày sách và Bản quyền Thế giới
(23/4), nhằm tôn vinh văn hóa đọc, khuyến khích mọi người dân thế giới khám phá
niềm yêu thích đọc sách. Việc tổ chức ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam vào dịp
này thể hiện sự hội nhập của văn hóa đọc Việt Nam với văn hóa nhân loại, sẽ hấp
dẫn và lôi cuốn độc giả.
Toàn
cảnh hội thi Kể chuyện theo sách
Nhận thức được tầm quan trọng của
việc đọc sách, căn cứ Công văn số 1057/ GDĐT-TVTB, ngày 06 tháng 10
năm 2023 của PGD & ĐT Huyện Lệ Thủy
về việc hướng dẫn hoạt động thư viện,
thiết bị năm học 2023-2024; Thực hiện Kế hoạch số 602/KH-SGDĐT ngày 29/3/2024 của Sở GD&ĐT về việc
tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3 năm 2024; Căn cứ Công văn số 305/ KH-GDĐT /ngày 01/04/2024 về việc về việc tổ
chức Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3 năm 2024; trường THCS Xuân Thuỷ đã tổ chức hội thi Kể chuyện theo sách
cho học sinh toàn trường qua hai đợt 18/3/2024 dành cho khối 8, khối 9
và ngày 15/4/2024 dành cho khối 6, khối 7. Sáng ngày
15/4/2024, đến với ngày hội đọc sách, có 21 CBGVNV
và 271 học sinh của trường THCS Xuân Thủy đã tham gia hưởng ứng: “Ngày sách và
Văn hóa đọc Việt Nam” với chủ đề: “Sách – nguồn gốc của mọi tri thức”
thông qua Hội thi: Kể chuyện theo sách năm 2024.
Qua lời phát
biểu khai mạc, Thầy giáo Lê Quốc Liệu – Bí thư Chi bộ, Hiệu trưởng nhà trường
đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đọc sách: “Sách là kho tàng tri
thức, là sản phẩm văn hóa tinh thần đóng vai trò rất quan trọng, là người thầy
vĩ đại thắp sáng trong mỗi chúng ta nguồn tri thức vô tận, dạy cho chúng ta
cách sống, cách làm người, hướng tới những giá trị nhân văn cao cả. Có thể nói
sách là những ngưởi bạn gần gũi, chia sẻ mọi niềm vui, nỗi buồn của con người.…”
Đội thi của khối 8 và khối 9
Hội thi “Kể chuyện theo sách” được Ban tổ
chức xây dựng kế hoạch với các tiêu chí cụ thể, rõ ràng. Theo đó, mỗi đội tham dự hội thi kể một câu chuyện theo sách trong khoảng
thời gian (10 phút) do một hoặc vài cá nhân (tối thiểu là 01 người) thể hiện,
kết hợp minh họa bằng hình thức: Múa, hát, nhạc, họa, sân khấu hóa, ….. để tăng
thêm hấp dẫn, sinh động.
Đội thi của khối 7
Bằng
việc sân khấu hoá, diễn kịch theo sách, các khối lớp đã đem đến những câu
chuyện thật cảm động, gây ấn tượng cho người nghe, người xem. Kết quả Hội thi: 02 giải Nhất: Em Đỗ Minh Trang
lớp 8B với mẩu chuyện: Chiếc áo ấm, em Trần Thị Thuỳ Dương, lớp 7B,
chuyện: 10 cô gái ngã ba Đồng Lộc; 02 giải Nhì: em Lê Thị Thanh Mai lớp
9A, chuyện: Anh hùng Lý Tự Trọng; em Lê Thị Cẩm Giang lớp 6B, chuyện: Bác
Hồ đến thăm người nghèo; 04 giải Ba:
em Võ Lê Tâm Như lớp 8A, câu chuyện Tình yêu của Bác Hồ dành cho
những khúc dân ca; em Đỗ Thị Trà My, lớp 9B, chuyện: Đôi dép Bác Hồ;
em Lê Thị Minh Hoà lớp 6A, chuyện Chú bé liên lạc Lượm; em Lê Khánh Linh
lớp 7A, chuyện: Anh hùng nhỏ tuổi Kim Đồng.
Đội thi của khối 6
Để
làm giàu tri thức cho bản thân, tích cực hưởng ứng Ngày sách Và Văn hóa đọc
Việt Nam (21/4), mỗi chúng ta hãy đọc sách ngay từ hôm nay và thực hiện đọc
sách ít nhất 30 phút mỗi ngày để tạo thói quen và tiếp tục duy trì thói quen
này. Hãy đọc bất kì cuốn sách nào mà bạn yêu thích, không chỉ sách in truyền
thống mà có thể truy cập Internet và tìm đọc những cuốn sách hay, phù hợp lứa
tuổi. Kiến thức đọc trên sách mỗi ngày sẽ vun đắp thêm cho chúng ta kho tri
thức vô giá trong suốt cuộc đời của mình. Tin tưởng rằng, với nhiều hoạt động sôi nổi, thiết
thực, phong trào đọc sách trong nhà
trường sẽ được nhân rộng, khẳng định vai trò, vị trí, tầm quan trọng của sách
trong công tác giảng dạy, học tập, xây dựng và phát triển văn hóa đọc trong cán
bộ, giáo viên và học sinh.
Mỗi
một chúng ta hãy chia sẻ những gì đọc được, giới thiệu những cuốn sách hay, bổ
ích cho bạn bè, người thân và gia đình, tri thức của bạn sẽ được lan rộng hơn,
hướng tới xây dựng một xã hội học tập, một nét đẹp trong đời sống xã hội./.
Bình
Minh