ĐI
LÊN TỪ TRUYỀN THỐNG QUÊ HƯƠNG THÁI THỦY
Dọc theo con đường nhựa từ trung tâm huyện lỵ đi
ngang qua xã Dương Thủy là đến Trường mầm non Thái Thủy. Ngôi trường khá xinh
xắn nằm xen giữa những đồi thông, đồi tràm xanh vút.
Với
điều kiện một xã miền núi nằm phía Tây Nam của huyện, giáp với các xã miền núi
huyện Vĩnh Linh, Quảng Trị nên lắm đồi dốc, nhiều khe suối, dân cư quần tụ thưa
thớt, xóm cách xóm, nhà cách nhà, thôn cách thôn khá xa. Có nơi cách nhau vài
ba ngọn đồi, phải vượt qua khe suối mới đến trường. Nhưng hôm nay, trường đã có
điểm trường trung tâm với ngôi trường 2 tầng khá khang trang nằm trên đồi cao
của thôn Trung Thái với khuôn viên thoáng mát, có sân chơi rộng rãi tạo cho các
cháu có nơi vui chơi học tập; 02 điểm lẽ ở Nam Thái và Minh Tiến tuy chưa được
khang trang nhưng cũng đủ điều kiện để tổ chức các hoạt động chăm sóc, giáo dục
trẻ.
Có
được cơ ngơi như thế này ở một xã miền núi cách trung tâm huyện hơn 10 cây số
đã nói lên sự quan tâm của Huyện ủy, UBND Huyện, Phòng Giáo dục huyện và sự dày
công đóng góp của UBND xã nhà cùng với toàn thể phụ huynh và sự phấn đấu, xây dựng vươn lên của bao thế hệ đội ngũ
cán bộ quản lý và giáo viên trong suốt thời gian qua.
Đây
quả thật là một nỗ lực đáng tự hào mà dù bất cứ ai được về đây công tác cũng
phải khâm phục và nổ lực cố gắng cho xứng với truyền thống của một trường ở vùng
quê Thái Thủy.
Nhớ lại năm của 80-90 khi đó chưa có trường, có lớp
như bây giờ, chỉ có 05 nhóm lớp học tại các phòng kho hợp tác xã. Đời sống nhân
dân còn nghèo lắm, họ chỉ lo cho đủ cái ăn, cái mặc chứ chưa lo lắng, quan tâm
đến việc học tập của con cái. Địa bàn xã khá dài và rộng; đường sá đi lại khó khăn nên công tác huy
động trẻ đến lớp chỉ đạt tỷ lệ hơn 50%, lớp học thì ghép nhiều độ tuổi. Cơ sở
vật chất chẳng có gì; lớp học chủ yếu bằng mái tranh, vách nứa; đồ dùng đồ chơi
chủ yếu là do giáo viên tự làm, đời sống của giáo viên còn rất thấp một phần do
hỗ trợ của trên, một phần do dân đóng góp trả bằng sản phẩm lúa, gạo.
Dù khó khăn, vất vả là vậy
nhưng với tấm lòng yêu nghề, mến trẻ, các cô giáo đều đặn ngày hai buổi đến
trường, đến lớp, hăng say, tận tụy chăm sóc dạy dỗ các cháu “những mầm xanh
tương lai”.
Trôi theo thời gian, cùng
với sự phát triển chung của xã hội, trường mầm non Thái Thủy cũng được lớn dần,
diện mạo cũng thay đổi hẵn.
Chương trình “Xây dựng nông
thôn mới" đã về với quê hương Thái Thủy trong 3 năm lại đây. Do vậy, đường
về các thôn, xóm, các điểm trường được mở rộng và lát bê tông nên khá thuận lợi
trong việc đi lại. Đó là một trong những điều kiền thuận lợi để nhà trường làm
tốt công huy động trẻ ra lớp. Trong năm học 2015-2016, toàn
trường huy động 298 cháu/8 lớp mẫu giáo
và 2 nhóm trẻ, đạt tỉ lệ 97,2 %. Trong đó tỷ lệ huy động trẻ MG đạt 96,9%.
Trong đó trẻ 5 tuổi đạt 100%; trẻ nhà 14,5%.
Hiện nay trường có đội ngũ cán
bộ giáo viên, nhân viên có trình độ chuyên môn vững vàng, tỷ lệ đạt chuẩn 8/28
tỷ lệ 28,6%: trên chuẩn 20/28 tỷ lệ 71,4%, có 03 cán bộ quản lý, 3 giáo viên được công
nhận là chiến sĩ thi đua cơ sở; có 5 cô giáo đạt giáo viên dạy giỏi cấp Huyện. Trong
các hội thi cấp huyện hàng năm trường cũng đạt kết quả khá tốt. Đặc biệt
trong năm học 2013-2014 có 2 cháu tham gia hội thi “Bé khéo tay” cấp
Huyện đạt và có 1 cháu tham gia thi cấp Tỉnh đạt giải Nhì. Năm học
2014-2015 trường đạt giải ba hội thi “Cô và bé hát dân ca Hò khoan Lệ
Thủy” Năm học 2012-2013 có 1 GV đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp
Huyện, năm học 2014-2015 có2 GV tham gia hội thi “Giáo viên dạy giỏi”
cấp Huyện và đều đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp Huyện. Trong 2
năm 2012-2015 nhà trường luôn tập thể lao động tiên tiến.
Những kết quả đạt được dù
nhỏ bé nhưng thật đáng tự hào biết bao. Thành tích ấy có được đều thấm đẫm mồ hôi,
sức lực, trí tuệ của cả tập thể nhà trường đã đồng lòng đồng sức tạo dựng nên,
nhưng so với yêu cầu giáo dục của huyện nhà, của đất nước thì chưa đáng là bao.
Điều
đáng quý ở đây là dù xa trung tâm huyện lỵ, xa sự chỉ đạo của Phòng Giáo dục,
nhưng các cô đã cộng đồng trách nhiệm, hỗ trợ giúp đỡ nhau, học tập lẫn nhau,
để thực hiện tốt chế độ nuôi và dạy theo yêu cầu giáo dục trẻ. Các cô còn
thường xuyên theo dõi thông tin qua sách báo, cập nhật thông tin qua mạng và
qua hệ thống thông tin đại chúng để bổ sung kinh nghiệm phục vụ cho nuôi và
dạy. Dù được dạy trong khu vực trung tâm khá đầy đủ phương tiện đồ dùng dạy
học, hay dạy các cụm trường lẽ xa trung tâm nhưng tập thể sư phạm nhà trường đã
thực hiện tốt quy trình sư phạm: nuôi và dạy, dạy và nuôi, theo đúng yêu cầu
của bậc học mầm non, nên chất lượng giáo dục trẻ ngày một đổi mới đi lên. Nhờ
thế, nên phụ huynh yên tâm tin tưởng khi gửi con đến trường.
Tuy trước mắt nhà trường
vẫn còn gặp nhiều khó khăn, nhất là về cơ sở vật chất. Hiện tại trường có điểm
trường Minh Tiến lẽ chưa có khuôn viên, điểm trường Nam Thái chưa đảm bảm
bảo, hệ thống phòng chức năng cho trẻ hoạt động chưa có, trang thiết bị bên
trong theo quy định chuẩn vẫn còn thiếu nhiều.
Nhưng tin tưởng rằng, dưới sự lãnh đạo của các cấp uỷ
Đảng, chính quyền địa phương, Phòng giáo dục và đào tạo và sự hưởng ứng, ủng hộ
nhiệt tình của phụ huynh học sinh, với sự nổ lực của mỗi một thành viên trong
hội đồng sư phạm nhà trường, năm học 2015 - 2016 và những năm học tiếp theo,
nhà trường sẽ giữ vững danh hiệu “Tập thể lao động Tiên tiến” và phân đấu
đạt đạt danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc” ; xây dựng thành công
“Trường MN đạt chuẩn Quốc gia” giai đoạn I
với một ngày không xa./
Nguyễn Thị Hương