TRƯỜNG
PTDT NỘI TRÚ LỆ THỦY NHỮNG CHẶNG ĐƯỜNG LỊCH SỬ
Trường phổ thông DTNT Lệ Thủy
tiền thân là trường “Thanh niên dân tộc huyện Lệ Thủy” được thành lập vào ngày 26/7/1992 theo quyết định số 350/QĐ ngày 26/7/1992 của giám
đốc Sở GD&ĐT Quảng Bình. Ngôi trường toạ lạc trên một khu đất bằng phẳng thuộc thôn
Mai Hạ, xã Mai Thủy huyện Lệ Thủy tỉnh Quảng Bình

Với tổng diện tích hơn 10.000 m2 gồm
các dãy nhà cao tầng khang trang ẩn mình dưới những tán cây vạm vỡ rợp bóng
mát. Với sứ mệnh lịch sử của trường là đào tạo cán bộ nguồn cho
đồng bào dân tộc, kết hợp với mục tiêu chính trị địa phương góp phần phổ cập THCS cho các xã vùng
cao Kim Thủy, Ngân Thủy, Lâm Thủy của
huyện nhà. Trong tầm nhìn chiến lược, huyện
nhà và Phòng GD&ĐT đã xây dựng thành công trường chuyên biệt đạt chuẩn quốc
gia đầu tiên trong các trường chuyên biệt trên toàn Tỉnh. Song hành với nhiệm
vụ truyền đạt kiến thức khoa học là
nhiệm vụ chăm sóc nuôi dưỡng các cháu
đúng các chế độ chính sách của Nhà nước.
Nhìn lại chặng đường hai
mươi ba năm qua, nhà trường đã không ngừng củng cố, vận động và tiến bước đi
lên. Những năm đầu, trường chỉ có mỗi lớp học sinh tiểu học, cho đến nay nhà
trường đã thực hiện ổn định
kế hoạch giáo dục với 5 lớp THCS có tổng số học sinh 150 em . Đội ngũ cán bộ
giáo viên ,nhân viên nhà trường gồm 33 đồng chí, trong đó có 3 cán bộ quản lý, có 13 giáo viên trực tiếp đứng lớp, 100% có
trình độ đạt chuẩn và 70% trên chuẩn , 6 giáo
viên dạy giỏi cấp huyện, 2 giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, nhà trường có cán bộ
đang tham gia lớp đào tạo sau đại học .
Xuất phát từ đặc điểm là trường học
chuyên biệt, dành riêng để nuôi dạy những học sinh con em dân tộc Vân Kiều, từ
các bản làng vùng sâu, vùng xa hội tụ về, sống tập thể các em gặp không ít khó khăn. Xa bố
mẹ, xa người thân, không quen sự gò bó bởi nội quy, nề nếp; mọi việc vệ sinh cá
nhân đều phải tự lo liệu. Buổi đầu việc hướng dẫn cho các em sinh hoạt bình
thường đã khó, giờ đây lại là nếp sống tập thể khác hẳn với lối sống “tự do”
của các em.
Để cho tiếng nói riêng của
con em Bru- Vân Kiều tiếp cận với nền văn hóa chung, cùng nhịp đập toàn dân tộc,
hàng năm tập thể lãnh đạo và CBVC của nhà trường luôn bám sát mục tiêu của ngành Giáo dục và cụ thể hóa trong từng bước
Xây dựng trường chuẩn. Trên 40% học sinh Tốt nghiệp THCS được tuyển về học tại
trường PTDTNT tỉnh Quảng Bình, số còn lại trở về địa phương đều phát huy được
tác dụng giúp bản làng xóa đói, giảm nghèo, xây dựng quê hương ngày càng giàu
đẹp. Nhiều học sinh đã trở thành cán bộ chủ chốt Bí thư, Chủ tịch, Phó chủ tịch
các xã…. Cũng từ mái trường này ra đi đã có rất nhiều em vào các trường Đại học
các trường quân sự, công an, sư phạm, y tế…
Có được kết quả này, chi bộ
nhà trường đã không ngừng bám sát mục tiêu chính trị trong từng thời kỳ để lãnh
đạo nhà trường và các đoàn thể phát huy dân chủ, củng cố khối đoàn kết; tìm
hiểu và tiếp cận đặc điểm đối
tượng, năng động, đổi mới công tác quản lý, nuôi, dạy; phối hợp chặt chẽ có
hiệu quả với phụ huynh và lãnh đạo địa phương, biết tranh thủ sự lãnh chỉ đạo
của cơ quan cấp trên để duy trì tốt
chuyên cần và sĩ số học sinh, khắc phục tình trạng trầm kha yếu lỏi, tích hợp
việc dạy chữ với việc trồng người.
Nhiều cán bộ giáo viên đã không
quản khó nhọc tình nguyện làm thêm giờ với mong ước làm sao đưa được nhiều học
trò ra khỏi tình trạng yếu lỏi. Mỗi cán bộ giáo viên nhân viên nhà trường là
một chỗ dựa tinh thần vững chắc của các em: “Thay mẹ cha chăm em từng viên thuốc
uống, thức suốt đêm dài khi em khóc em rên.”

Bên cạnh lấy đổi mới phương pháp dạy học và nâng
cao chất lượng đại trà làm then chốt, ứng dụng CNTT và chất lượng mủi nhọn văn
hóa làm khâu đột phá, tiến tới một văn phòng không giấy tờ. Nhà trường đã chủ động những cách làm sáng
tạo, phù hợp với điều kiện thực tế . Mỗi phòng nội trú HS đều được một cô, thầy giáo đỡ
đầu, hướng dẫn kỹ năng sống và trực tiếp quản lý các em. Các hoạt động văn
nghệ, trò chơi dân gian, thể thao đặc
biệt là bài võ dân tộc cổ truyền đều được đưa vào nề nếp hoạt động Câu lạc bộ. Nhờ
thế đã tạo ra sức cuốn hút học sinh yêu trường, mến lớp và giúp các em
biết trân trọng, gìn giữ truyền thống văn hoá dân tộc. Để việc học đi đôi với
hành, Nhà trường đã có những
kế hoạch phát triển mô hình trồng rau
xanh, chăn nuôi cá, trồng lúa nước trên ruộng thí nghiệm, thu gom phế liệu gây dựng
quỹ lớp, quỹ liên đội….

Thực hiện Đề án xây dựng trường chuẩn, các giải pháp thiết thực được đưa ra để từng bước
đạt chuẩn về cơ sở vật chất: chú trọng nâng cấp nhà nội trú cũ, nhà
ăn , nhà bếp, giếng nước sạch. Tăng cường đổi mới phương pháp dạy học, dạy chữ
và dạy người, nắm bắt tâm sinh lý học sinh dân tộc, khích lệ làm chuyển biến tư tưởng ý thức đồng
bào nhằm hạn chế các vấn đề thuộc về tập tục lạc hậu trong cuộc sống.
Một
vấn đề lớn mà không chỉ những người làm công tác dân tộc như chúng tôi mà còn
là nổi niềm mong muốn của biêt bao thế
hệ học sinh vùng cao đó là thành lập
trường cấp 2-3 PTDTNT tại huyện Lệ Thủy để được tiếp tục theo học.
Có thể nói người làm vườn khi nhìn thấy cây non bật vỏ,
đâm chồi lớn lên từ lòng đất, để rồi cuối cùng ra hoa kết trái, chắc chắn trong
lòng rất phấn khởi, cảm thấy hài lòng với công sức chăm bón bấy lâu. Trường
PTDT NT Lệ Thủy cũng giống như một vườn cây, các thầy cô với tấm lòng yêu mến
trẻ của mình, bằng đôi bàn tay ấm áp tình thương đã dìu dắt uốn nắn chăm sóc
cho những chồi non hôm nay có thể trưởng thành dâng đời những quả ngọt mai sau.

Thanh
Bình – PHT trường PTDTNT Lệ Thủy