THCS MAI THỦY-MÁI
TRƯỜNG TRÊN VÙNG QUÊ HIẾU HỌC
Mai Thủy là một vùng quê nằm
ở phía Tây huyện Lệ Thủy, trên trục đờng 15, có đường sắt Bắc Nam
chạy qua giữa địa phận xã. Xã nằm trên vùng bán sơn địa với diện tích 1977 ha,
dân số toàn xã có 1639 hộ, với 6449 khẩu.
Nơi đây là mảnh đất đã chịu
nhiều hậu quả chiến tranh ác liệt nhất trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Người dân ở đây nghề nghiệp chủ yếu là trồng lúa, ngoài ra còn phát triển thêm
nghề phụ như chăn nuôi, dịch vụ, làm chổi đót, nhiều hộ gia đình còn tham gia
vào dự án trồng rừng như dự án 327, 661 trồng cao su, thông nhựa, tràm keo,
cây ăn quả... Một số trang trại được xây dựng và từng bước phát triển trở
thành những điển hình của phong trào “Thanh niên lập nghiệp”, xóa đói giảm
nghèo.
Nhờ ơn Đảng, sự quan tâm của Nhà nước đời sống của nhân
dân từng bước được cải thiện và nâng cao. Mức thu nhập bình quân năm 2005 đạt
5 triệu đồng, năm 2015 ước khoảng 25 triệu đồng/người. Chính những con số này nói lên sự thật Mai
Thủy chẳng phải vùng quê giàu có nhưng người dân Mai Thủy là những con người chịu thương, chịu khó, ham học hỏi. Ở đây các phong trào giáo dục phát triển sớm như phong trào BTVH, trung tâm văn hóa cộng đồng, tiếng trống
khuyến học đã trở thành những điển hình tiên tiến.

HĐSP trường THCS Mai Thủy
Trường THCS Mai Thủy, ngôi trường xinh
xắn, với diện tích 7660 m2, có 4 dãy nhà làm phòng học và làm việc
(trong đó có một dãy nhà 2 tầng với 8 phòng) nằm khiêm nhường sau những rặng
cây xanh rợp bóng mát. Đội ngũ CC- VC gồm 32 người nhiệt tình, tâm huyết với
nghề nghiệp. Ngôi trường này đã ghi dấu biết bao thế hệ học sinh qua các thời
kỳ lịch sử của giáo dục Mai Thủy.
Tháng 2/1961, Bộ trưởng Nguyễn Văn Huyên vào thăm trường cấp I,
lãnh đạo địa phương xã đã đề nghị với Bộ trưởng cho mở lớp cấp II và được
Bộ trưởng chấp thuận.
Tháng 8 năm 1962 trường cấp
2 Mai Thủy chính thức được thành lập.
Từ ngày thành lập đến nay,
do điều kiện lịch sử , trường đóng ở nhiều vị trí:
- Tháng 8/1962-1964: Trường đóng tại Cây đa Dốc Đỏ thôn Xuân
Lai, giếng ông Mua (Chung địa điểm với trường cấp I, nay là vị trí Trạm xá
xã).
- Tháng 8/1964- 1965: Đóng
tại vị trí hiện nay thôn Xuân Lai.
- Từ 1965-1967: Vì chiến tranh nên sơ tán, dạy và học
tại ở nhà ông Niềm, ông Bặc, ông Bừu
(đều ở thôn Mai Hạ).
- Từ 1967-1971: Trường
chuyển về Nại ở thôn Lê Xá.
- Từ 1971- 1972: Trường
chuyển lên ở thôn Mai Hạ (nay ở vùng A. Sự, o Lự) và vị trí trờng hiện nay ở
thôn Xuân Lai.
- Sau Tết 1972: Vì chiến
tranh, trường phải sơ tán chuyển lên Mai Thượng, học tại nhà HTX Mai Thượng,
nhà Ô Quyết và nhà Ô Hiền đều ở thôn Mai Thượng.
- Từ 1973- 1977: Trường
chuyển ra ở chỗ cũ thôn Mai Hạ nay là vị trớ nhà ở Anh Sự, chị Lự và vị trí trường hiện nay thôn Xuân Lai.
- Từ 1977- 1995: Trường
chuyển đến ở Mây Đắng thôn Mai Hạ nay là trường Tiểu học.
- Từ 1995 đến nay: Trường đóng tại thôn Xuân Lai (vị trí hiện
nay).
Lúc
mới thành lập, CSVC chỉ 2 dãy phòng học tranh tre mái lá (chung với C/1) và chỉ
có 1 lớp 5 với 48 học sinh là con em các xã Mai - Phú - Trường - Xuân. Do hoàn
cảnh chiến tranh ác liệt, để đảm bảo sự an toàn cho thầy và trò nên nhiều lần
trường phải sơ tán, phân tán.
Từ
3 lớp (1964-1965) lên đến 9 lớp (1969-1970), trong đó có một lớp gồm
54 HS nữ gọi là lớp học “Ba đảm đang”; Có 7 GVDG, có đội HS giỏi tỉnh dự thi
quốc gia và được khen về các thành tích “Công đoàn vững mạnh”,
“Phong trào trồng cây gây rừng”; “Phong trào thi đua hai tốt”. Đặc biệt từ 1973
đến 1975, trường thí điểm mô hình C/1,2 hệ 8 năm, được tặng danh hiệu là “Ngọn
cờ đầu Bắc Lý” và được Bộ trưởng Bộ giáo dục đào tạo Nguyễn Văn Huyên vào thăm.
Năm 1981 đến 1985, Đoàn TN được khen là đơn vị mạnh nhất tỉnh Bình Trị Thiên.
Tháng 9/1995 trường chuyển về địa điểm hiện nay (Thôn Xuân Lai), gồm 7 lớp với
286 HS. Năm học 1999-2000 có 11 lớp 461 HS. Trường được tặng cờ “Đơn vị xuất
sắc 2 năm liền 1997-1999”, “Cờ mang chân dung Bác”. Từ năm 2005 đến 2010 trường
có từ 15-16 lớp với trên 600 HS. Khoảng thời gian này, trường tham gia một số
hội thi và đật kết quả tốt.Thi an toàn giao thông, Phòng chống ma túy đạt giải
ba tỉnh, thi nghi thức đội đạt giải nhất tỉnh. Năm học 2008-2009 và
năm học 2009-2010 trường được tặng tập thể Lao động Xuất sắc cấp tỉnh. Năm
2009, mốc son quan trọng được ghi dấu bằng sự kiện nhà trường được công nhận
đạt chuẩn Quốc gia và đơn vị văn hóa cấp huyện.
Từ
năm học 2010- 2011 đến nay, nhờ thực hiện kế hoạch hóa gia đình nên số lượng
học sinh có giảm, hiện nay trường có 11 lớp với 355 học sinh.
Những
thành tích cao trong công tác giáo dục đào tạo là kết quả
của sự nỗ lực, phấn đấu của tập thể cán bộ giáo viên, học sinh suốt
chặng đường dài đầy gian lao, khó khăn mới đạt được.
Để
có chất lượng giáo dục toàn diện và kết quả thực chất nhằm thực hiện cuộc vận
động
“Hai không”,
“Trường học thân thiện, học sinh tích cực”... trong những năm gần đây, nhà
trường đã tập trung gắn giáo dục văn hoá với giáo dục đạo đức.
Nhà
trường xác định: Đạo đức là sợi chỉ hồng xuyên suốt trong quá trình hoạt động
của một con người. Người có đạo đức tốt thì suy nghĩ, hành động đúng và ngược
lại. Chính vì lẽ đó, hàng năm vào đầu năm học nhà trường tổ chức cho học sinh,
phụ huynh, CC-VC ký cam kết thực hiện tốt những nội dung An toàn về
ANTTTH như không gây gổ, đánh nhau, vô lễ với người lớn. Không uống bia, rượu,
hút thuốc, sử dụng điện thoại. Không mang hung khí đến trường. Đi nhẹ, nói khẽ,
đề phòng va chạm, trơn trượt, ngã khi vui chơi, không chơi gêm, bỏ học, ăn cấp,
a dua theo kẻ xấu. Không mua bán, tàng trữ, sử dụng ma túy, pháo nổ. Bảo quản,
giữ gìn tốt CSVC và môi trường. Không đập phá phần mộ người đã khuất. Thực hiện
triệt để Luật ATGT như đi đúng phần đường, quan sát khi muốn rẻ phải hoặc rẻ trái (nhất là thời
điểm ngày tết, lễ). Không đi xe máy. Ngồi trên xe máy khi được người khác chở
phải đội mũ bảo hiểm. Đi xe đạp không đánh võng lạng lách, không đi hàng hai
trở lên. Đi trên sông phải mặc áo phao. Không được tự ý rủ nhau đi tắm sông, ao
hồ..., đề phòng chỗ nước sâu, tránh đuối nước.
Chú ý khi qua đường sắt. Không ném đất đá lên tàu, không lấy cắp vật tư
đường sắt. Không tụ tập trước cổng trường trước và khi tan học. Phấn đấu
chăm ngoan, học giỏi.

Hội khuyến học xã tặng quà cho HS ngèo
nhân ngày Khai giảng
Đồng thời, nhà trường
chú trọng tổ chức một số chuyên đề về Giáo dục kỹ năng sống như hướng
dẫn Sử dụng điện làm sao đảm bảo an toàn, cách cứu người bị điện giật- Phòng chống đuối nước – Tìm hiểu Luật biển
đảo...
Song
song với giáo dục đạo đức, nhà trường chăm lo đúng mức về chất lượng văn hóa.
Đổi mới phương pháp dạy học đã được giáo viên thực hiện khá tốt. Giờ dạy và học
trên lớp thật sự đã kết hợp nhuần nhuyễn
giữa sự hướng dẫn của thầy, sự chủ động làm việc tích cực của trò nên chất
lượng đại trà đạt cao, ổn định.
Mũi
nhọn học sinh giỏi, năng khiếu được nhà trường coi trọng, quan tâm. Chất lượng
học sinh giỏi, năng khiếu nó thể hiện tầm nhìn, lòng tự trọng, danh dự, năng
lực trí tuệ, tâm huyết của Ban giám hiệu và giáo viên bồi dưỡng. Nhiều cuộc hội
thảo đã được tổ chức nhằm tìm kiếm biện pháp hữu hiệu. Đội ngũ nhận thức đúng,
trăn trở, chăm lo, có quyết tâm cao nên kết quả bồi dưỡng học sinh giỏi, năng
khiếu đạt khá tốt. Về văn hóa, năm học 2012-2013, cấp huyện đạt 8 giải đồng
đội, 6 giải cá nhân cấp tỉnh; năm học 2013-2014, cấp huyện đạt 5 giải đồng đội,
9 giải cá nhân cấp tỉnh; năm học 2014-2015, cấp huyện đạt 8 giải đồng đội, 7
giải cá nhân cấp tỉnh. Về năng khiếu TDTT, trong 3 năm đạt 4 HCV, 1HCB, 2HCĐ.
Các
CLB: Bóng bàn, cầu lông, đá cầu, bóng chuyền, bóng đá, đẩy gậy, hò khoan Lệ
Thủy được hình thành và hoạt động tốt.
Tham gia các CLB này, các em vừa học, vừa chơi, vừa giao lưu trao đổi kinh
nghiệm học tập, sở thích trong cuộc sống phù hợp với sự phát triển của lứa
tuổi. Các CLB này không chỉ là sân chơi bổ ích mà còn là môi trường để nâng
chất lượng đại trà của trường, tạo môi trường tinh thần thoải mái, sự hào hứng
cho cả giáo viên và học sinh.
Bên
cạnh chăm lo chất lượng giáo dục đạo đức, văn hóa và mũi nhọn, lãnh đạo nhà
trường đã tích cực tham mưu cho lãnh đạo địa phương đầy mạnh củng cố CSVC của
một trường đã đạt chuẩn Quốc gia chuẩn bị cho việc kiểm tra công nhận lại sau 5
năm. CSVC nhà trường tuy còn nhiều việc phải làm nhưng tin tưởng rằng với sự
quan tâm của lãnh đạo xã nhà một ngày không xa, bộ mặt nhà trường sẽ ửng hồng
sắc mới.

Lãnh đạo xã, Hội phụ huynh ủng hộ sách
cho thư viện
Đã
trải qua 53 năm xây dựng và trưởng thành, trường THCS Mai Thủy tự hào với
truyền thống hiếu học của trò và sự nỗ lực phấn đấu không nghỉ vì sự nghiệp
trồng người của các thế hệ nhà giáo. Cùng với niềm vui chung của quê hương ngày
càng phát triển và đổi mới, tập thể CB-GV-NV và học sinh nhà trường quyết tâm
phấn đấu nâng cao hơn nữa chất lượng đội ngũ, đáp ứng tốt nhất yêu cầu dạy và
học trong chặng đường tiếp theo.
Tháng 10 năm 2015
Nguyễn Thanh Khiêm