Menu
THÔNG BÁO
Hỗ trợ trực tuyến
Dương Văn Dũng
Dương Văn Dũng
Phạm Xuân Cường
Phạm Xuân Cường
Developed
Thống kê truy cập
Số người đang online: 532
Số lượt truy cập: 72761463

Quảng cáo
THCS Hưng Thủy 2/20/2020 3:08:38 PM

Địa chỉ:  xã Hưng Thủy - huyện Lệ Thủy – Tỉnh Quảng Bình

Điện thoại:      052.3959.031           

Website: www.thcshungthuy.edu.vn

Hiệu trưởng:   Đặng Đình Thanh - 0915.297.199; 

Phó Hiệu trưởng: Nguyễn Ánh Ngọc - 0888.975.577

TRƯỜNG THCS HƯNG THỦY - NHỮNG CHẶNG ĐƯỜNG ĐI TỚI

 

Trên con đường thống nhất Bắc - Nam, về cuối tỉnh Quảng Bình, nằm nép mình bên dãy đồi cát trắng là mảnh đất Hưng Thủy thân yêu, quê hương của xã Hưng Đạo anh hùng. Nơi đây thiên nhiên không có nhiều ưu ái cho con người bản địa, chỉ có cái nắng, cái gió và cát trắng bao la. Tuy vậy, chính sự khắc nghiệt của thiên nhiên đã tạo nên các thế hệ con người Hưng Thủy anh dũng, kiên cường, bất khuất  trong chiến đấu và chịu thương, chịu khó, cần cù sáng tạo trong công cuộc xây dựng và kiến thiết nước nhà.

Quê hương Hưng Thủy không chỉ được biết đến là mảnh đất anh dũng, kiên cường, bất khuất với những chiến công vang dội trong chiến đấu chống giặc ngoại xâm, mà nơi đây còn được khắc ghi với biết bao người con nặng tình, nặng nghĩa, sống hết lòng vì mảnh đất yêu thương. Máu và mồ hôi của họ không những đã viết nên những trang sử vàng chói lọi về truyền thống anh hùng mà còn sáng mãi niềm tự hào về truyền thống cao đẹp - Truyền thống hiếu học.

Những năm đầu thế kỉ XX, Hưng Thủy khi đó thuộc xã Hưng Đạo gồm có 2 làng nằm ven đường Quốc lộ 1A: Phù Chánh, Phù Thiết. Trên bình diện cả nước thực dân Pháp thực hiện chính sách “Học chính tổng quy” hướng nền giáo dục Việt Nam phát triển theo mục tiêu xóa bỏ nền Nho học và gây ảnh hưởng văn hóa Pháp để phục vụ cho chính sách cai trị thực dân. Với chính sách đó, người dân ở Hưng Đạo không hề được tiếp cận với một loại hình giáo dục nào. Hầu hết cư dân trong các làng đều mù chữ. Một số rất hiếm hoi những người có học thức Nho học lại trở nên lỗi thời.

Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thắng lợi, nước ta đã giành lại được nền độc lập, nhân dân ta được hoàn toàn tự do, lòng mong ước của Bác Hồ kính yêu “Cuộc đời tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc là làm thế nào đất nước ta hoàn toàn được độc lập, dân ta hoàn toàn được tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành” đã được toại nguyện bước đầu. Cách mạng đã thành công, nhưng muôn vàn khó khăn đang đặt ra phía trước với ba thứ “giặc” phải diệt đó là “Giặc ngoại xâm” “Giặc đói” “Giặc dốt”. Thực hiện phong trào “Bình dân học vụ ” do Chính phủ Việt nam dân chủ Cộng hòa phát động, chiến dịch chống  “giặc dốt” được triển khai trên phạm vi cả nước. Lần đầu tiên trong lịch sử, người dân xã Hưng Thủy cùng với nhân dân cả nước mới  có cơ hội tiếp cận với ánh sáng văn hóa. Khắp nơi nhân dân đua nhau học chữ. Học ở trên các lớp do Chính quyền tổ chức, học thêm ở nhà, học ở ngoài đồng ruộng, học ban đêm, học tranh thủ trong các giờ nghỉ trưa. Một số thầy giáo trường tư thời Pháp thuộc và một số  người có điều kiện theo học các trường do thực dân Pháp mở trước đây đã đứng ra đảm nhận việc giảng dạy nhiều lớp bổ túc văn hóa và đào tạo nhiều giáo viên dạy cho các lớp “xóa nạn mù chữ”. Chỉ trong một thời gian ngắn, một bộ phận lớn nhân dân đã biết đọc, biết viết những nội dung đơn giản. Các lớp học trong các làng được duy trì cho đến khi cuộc kháng chiến bùng nổ mới bị gián đoạn.

Sau chín năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, với chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu, Việt Nam trở thành biểu tượng anh hùng, ngọn cờ đầu trong phong trào giải phóng dân tộc của nhân loại. Chiến thắng vẻ vang, hào hùng ấy đã đánh bại hoàn toàn chủ nghĩa thực dân cũ, đem lại nền hòa bình, độc lập cho dân tộc Việt Nam.

Hòa bình lập lại trên miền Bắc, cùng với nửa nước thân yêu được hoàn toàn giải phóng, mảnh đất một thời oanh liệt và anh hùng Hưng Thủy bắt tay vào công cuộc xây dựng và kiết thiết quê hương. Là một trong những xã nghèo của huyện Lệ Thủy, kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn, trình độ dân trí chư­a cao, v­ượt qua muôn vàn khó khăn, gian khổ, nhân dân Hưng Thủy đã tự lực v­ươn lên về mọi mặt. Phát huy truyền thống hiếu học và những tiềm năng sẳn có của quê h­ương, sự nghiệp giáo dục xã nhà đã có b­ước phát triển đi lên vững chắc trên chặng đường 49 năm nổ lực phấn đấu.

Ngược dòng thời gian, chúng ta trở về với những năm tháng đầu tiên dưới mái trường Hưng Thủy thân yêu và của một thời còn in dấu ấn. Tháng 02 năm 1956, theo Quyết định của UBND tỉnh Quảng Bình, Hưng Đạo được chia tách thành 3 xã: Hưng Thủy, Ngư Thủy, Sen Thủy, xã Hưng Thủy có tên từ đó. Trong tình hình khó khăn chung của giáo dục Quảng Bình sau ngày giải phóng, Ty giáo dục Quảng Bình khi đó đã đề ra chủ trương tiếp tục duy trì hai hệ thống giáo dục, củng cố các trường quốc lập, khuyến khích mở các trường dân lập, tư thục, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, giáo viên tích cực vận động nhân dân, phụ huynh xây dựng trường lớp, Trường phổ thông cấp 1 Hưng Thủy cũng có tên từ đó. Ra đời trong điều kiện vô cùng khó khăn và  thiếu thốn, với một vùng quê còn quá nghèo, dân cư lại thưa thớt, con em Hưng Thủy sau khi hoàn thành chương trình cấp 1 phải theo học tiếp cấp 2 ở các xã bạn: Ngư Thủy, Tân Thủy,… Năm học 1964- 1965, trường Hưng Thủy ngày ấy chỉ có duy nhất một lớp 5 (gọi là lớp Nhô) do Cô giáo Nguyễn Thị Lan (quê ở Vĩnh Linh) làm Hiệu trưởng.

Tháng 8 năm 1966, Trường cấp 2 Hưng Thủy chính thức được thành lập. Trường được đóng ở thôn Nội Mai bây giờ. Năm học 1966-1967 trường có 6 lớp ( 3 lớp 5 và 2 lớp 6 và 1 lớp 7).  Trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt không thể bảo đảm an toàn cho học sinh cho nên nhà trường phải có chủ tr­­ương phân tán, đóng sâu vào trong làng, vùng có đồi cát cao trú ẩn.

Từ các năm học 1966-1967, 1967-1968,1968-1969 chiến tranh ngày càng khốc liệt, trường phải sơ tán trong nhà dân để học, mỗi thôn xóm là một lớp học, học sinh phải học vào những thời điểm khác nhau để tránh thương vong, lãnh đạo Đảng, chính quyền, các thầy cô giáo, phụ huynh học sinh bắt tay cùng nhau đào hầm, hào giao thông để cho các em tiếp tục đến trường, các thế hệ thầy cô giáo trong nhà trường được Đảng, chính quyền, nhân dân và phụ huynh quê hương Hưng Thủy đùm bọc, yêu thương. Khó khăn gian khổ là vậy, nhưng thầy và trò Trường cấp 2 Hưng Thủy vẫn luôn quyết tâm  thực hiện tốt lời dạy của Bác Hồ kính yêu “Dù khó khăn gian khổ đến đâu cũng phải thi đua dạy thật tốt, học thật tốt”. Những tháng ngày gian khổ, hiểm nguy ấy chính là nhân chứng làm phong phú và tô đậm thêm truyền thống hào hùng của quê hương.

Những năm 1969- 1972, thất bại liên tiếp trên chiến trường miền Nam, giặc Mĩ leo thang bắn phá miền Bắc với mục tiêu đưa miền Bắc nước ta trở lại“ thời kỳ đồ đá”. Trên mảnh đất tuyến lữa anh hùng, Được sự hỗ trợ về cơ sở vật chất và nhân lực của lực lượng dân quân du kích, xã đã xây dựng hệ thống nhà hầm cho các em học tập. Chiến tranh vô cùng ác liệt nhưng không thể nào ngăn cản được  khát vọng học tập của con em xã Hưng Thủy. Thầy giáo Hiệu trưởng Nguyễn Công Ngàn đã cùng với các thầy cô giáo và học sinh Trường cấp 2 Hưng Thủy tiếp tục chung lưng đấu cật cùng địa phương đào hầm để học, đào hào để tránh máy bay. Nhà trường đã chuyển phong trào thi đua “dạy thật tốt, học thật tốt, xây dựng nhà trường xã hội chủ nghĩa” thành phong trào thi đua “dạy thật tốt, học thật tốt, xây dựng nhà trường tiên tiến chống Mỹ cứu nước”. Nhiều lớp học của các em phải sơ tán về các thôn. Các em thuộc thôn Tây Giáp, Xóm Mới, Nội Mai, Phù Thị, học tại thôn Nội Mai. Còn con em ở các thôn Đấu Tranh, Thắng Lợi, Tương Trợ, Đoàn Kết, Phù Thiết học tại thôn Tương Trợ. Trong những năm tháng ác liệt ấy, nhờ sự tận tâm của các thầy cô giáo và sự nỗ lực không ngừng của các em, chương trình dạy học vẫn được đảm bảo theo đúng chương trình dạy học của Bộ. Lớp học vẫn đơn sơ, nghèo nàn, nhưng tấm lòng thầy cô và học sinh vẫn luôn rộng mở và vươn tới.

Tháng 12 năm 1972, với chiến thắng lịch sử “ Điện Biên Phủ trên không”, dân tộc ta đã buộc Đế quốc Mỹ ký kết Hiệp định Pa-ri, cam kết rút quân về nước, công nhận độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, rồi tiếp đến là đại thắng mùa xuân năm 1975,, giang sơn thu về một cõi, đất nước nở hoa độc lập, kết quả tự do, cả dân tộc hối hả bắt tay vào công cuộc cải tạo, kiến thiết nước nhà, khắc phục hậu quả của chiến tranh, thầy giáo Ngô Minh Tuân, các thầy, cô giáo và học sinh Hưng Thủy tiếp tục đến trường trong niềm vui mới. Vẫn nhà tranh vách đất, phương tiện phục vụ dạy học vẫn còn nhiều thiếu thốn, thầy và trò Trường cấp 2 Hưng Thủy vừa học vừa lao động để xây dựng trường. Những khó khăn, gian khổ của những năm sau đất nước thống nhất vẫn còn in đậm dấu ấn trong mỗi thế hệ thầy cô giáo và học trò Trường cấp 2 Hưng Thủy năm xưa .

Năm 1977, theo chủ trương chung của Đảng và chính phủ, thực hiện Quyết định của UBND huyện, trường cấp 1, cấp 2 Hưng Thủy được sát nhập thành trường PTCS Hưng Thủy.  Năm học 1977-1978, trường do thầy giáo Nguyễn Tấn Tùng làm Hiệu trưởng. Tiếp đến, năm học 1978-1979, thầy giáo Hoàng Đại Bổn thay thầy giáo Nguyễn Tấn Tùng làm Hiệu trưởng. Năm học 1981 – 1982, thầy giáo Nguyễn Thành Hoàng làm Hiệu trưởng. Đây là giai đoạn nhà trường phát triển với quy mô lớn, con em trong độ tuổi đều được đến trường theo học.

Những năm đầu thập kỷ tám m­ươi của thế kỉ XX, cùng với giáo dục cả nước nói chung và huyện Lệ Thủy nói riêng, Trường PTCS Hưng Thủy đã trải qua những bước thăng trầm. Trong những năm 1990- 1993, do điều kiện kinh tế khó khăn, nhu cầu học tập của con em ngày càng ít. Nhiều đơn vị phải xóa sổ bậc học THCS, song trường THCS Hưng Thủy vẫn đứng vững và tồn tại. Nhà trường đảm nhận dạy học cho học sinh của các xã: Hưng Thủy, Ngư Thủy Trung, Sen Thủy, Cam Thủy. Khi giáo dục n­ước nhà bước vào thời kỳ thực hiện công cuộc cải cách, đổi mới, Trường phổ thông cơ sở Hưng Thủy được chia tách thành hai trường: Trường TH Hưng Thủy, trường THCS Hưng Thủy vào tháng 2 năm 1989 theo quyết định của Huyện, thầy giáo Võ Huy Hằng tiếp tục làm Hiệu trưởng trường THCS Hưng Thủy.

Trư­ờng THCS Hưng Thuỷ là một trong 3 tr­ường học thuộc khối giáo dục, nằm ở trung tâm của xã với tổng diện tích 9.659 m2. Năm 1992, được sự hỗ trợ của UBND huyện, sự nổ lực đầu tư của Đảng ủy, UBND xã trường THCS Hưng Thủy được đầu tư xây dựng 3 phòng học cấp 4 và trường chính thức được chuyển về vị trí ổn định bây giờ. Từ năm 1993 đến nay, nhà trường nhận đ­ược sự đầu tư­  xây dựng của nhà nước cùng với nguồn vốn của địa phương trường đã xây mới 6 lần với 4 dãy nhà (Trong đó có 1 dãy nhà 2 tầng, 3 dãy nhà cấp 4). Khuôn viên nhà trường từng bước được mở rộng, cải tạo làm nên ngôi trường khang trang, bề thế bên đường Quốc lộ 1A với 1 dãy nhà hai tầng 8 phòng học, 5 phòng học bộ môn, 01 phòng thư viện, 01 phòng truyền thống, 10 phòng chức năng và các điều kiện phục vụ dạy học khá đầy đủ Trường THCS Hưng Thủy bắt đầu có sự “đổi thịt thay da”.

Từ tháng 8 năm 2002, Thầy giáo Nguyễn Tấn Dùng được cấp trên điều về làm Hiệu trưởng. Cũng từ đây Trường THCS Hưng Thủy bước vào thời kỳ chuyển mình mạnh mẽ, bộ mặt nhà trường ngày càng thêm khởi sắc, thành tích của nhà trường ngày càng vun đắp nhiều hơn. Từ tháng 8 năm 2014, Thầy giáo Đặng Đình Thanh thay thầy giáo Nguyễn Tấn Dùng làm Hiệu trưởng đang tiếp tục giữ vững và phát huy những thành quả nhà trường đã đạt được trong những năm vừa qua, xây dựng thư viện nhà trường đạt chuẩn thư viện xuất sắc, đang phấn đấu để hoàn thành nhiệm vụ xây dựng trường đạt Trường chuẩn quốc gia sau 5 năm, cùng với giáo dục huyện nhà  không ngừng phát triển đi lên ở thế vững chắc, xứng đáng với niềm tin của Đảng, chính quyền, nhân dân, phụ huynh và các em học sinh thân yêu.

Thủy qua 3 lần đổi tên và hai lần sát nhập, chia tách, 4 lần thay đổi vị trí. Mặc dầu có sự thay đổi qua nhiều giai đoạn hình thành và phát triển, trường THCS Hưng Thủy vẫn duy trì và phát triển từ ngày thành lập cho đến nay.

Thực hiện kế hoạch hoạt động trong từng năm học với nhiệm vụ trọng tâm là giữ vững số l­ượng và quy mô tr­ường lớp, đồng thời không ngừng nâng cao chất l­ượng giáo dục toàn diện, nhà tr­ường đã có nhiều biện pháp tích cực, chủ động, phát huy nội lực để phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao. 49 năm - một chặng đường trưởng thành và phát triển, trường THCS Hưng Thủy tự hào với những thành tích nổi bật với những trang sử vẻ vang những mốc son sáng chói. Nhiều năm liền trường đạt danh hiệu Tập thể lao động tiên tiến (2001- 2002; 2002- 2003; 2004- 2005; 2008- 2009; 2009- 2010); Tập thể lao động xuất sắc (2005-2006; 2006- 2007; 2010- 2011; 2011- 2012; 2012- 2013; 2013- 2014. Trường đạt chuẩn Quốc gia về phổ cập giáo dục THCS năm 2005,  đạt Trường chuẩn Quốc gia năm 2006; đạt danh hiệu cơ quan văn hóa năm 2009, nhiều năm liền Chi bộ đạt chi bộ trong sạch vững mạnh và vững mạnh tiêu biểu; Công đoàn đạt danh hiệu Công đoàn vững mạnh xuất sắc; Giữ vững danh hiệu Chi đoàn vững mạnh và vững mạnh xuất sắc;  Liên đội mạnh xuất sắc. Về thành tích qua các Hội thi, và chất lượng giáo dục toàn diện, nhà trường là một trong những đơn vị tốp đầu, là một trong những điểm sáng của giáo dục huyện Lệ Thủy. ......

Năm học 2010-2011

+ Chất l­ượng học sinh giỏi:

*Học sinh giỏi tỉnh: 5 giải cá nhân (1 giải nhất, 2 giải  nhì, 2 giải ba)

*Học sinh giỏi huyện:

Đồng đội: Giải nhất môn Hóa học 8, Ngư văn 7; giải ba môn Vật lý 8, giải KK giải toán qua mạng

Cá nhân: 26 giải ( 1 giải nhất, 3 giải nhì, 13 giải ba, 9 giải KK)

+ Chất l­ượng các hội thi khác:

* Giải ba hội thi văn nghệ "Em yêu tiếng hát dân ca"

* Hội khỏe Phụ đổng huyện:

Đồng đội:  Xếp thứ  9 toàn đoàn

Cá nhân: Cấp huyện:  3 giải các nhân ( 1 nhất, 2 giải nhì)

Cấp tỉnh:      2 huy chương đồng

Năm học 2011-2012

+ Chất l­ượng học sinh giỏi:

*Học sinh giỏi tỉnh: 6 giải cá nhân (2 giải nhì, 2 giải ba, 2 KK)

*Học sinh giỏi huyện:

Đồng đội: Giải nhất môn Sinh học 8, Ngư văn 7; giải nhì môn Lịch sử 8                                      

Cá nhân:  28 giải ( 1 giải nhì, 7 giải ba, 20 giải KK)

   

+ Chất l­ượng các hội thi khác:

* Hội khỏe Phụ đổng huyện:

Đồng đội:  Xếp thứ  9 toàn đoàn

Cá nhân: Cấp huyện:  3 giải các nhân ( 1 giải nhì, 2 giải ba)

Giải nhì môn bóng đá nam

Năm học 2012-2013

+ Chất l­ượng học sinh giỏi:

*Học sinh giỏi tỉnh: 9 giải cá nhân (1 giải nhì, 3 giải ba, 5 KK)

*Học sinh giỏi huyện:

Đồng đội: Giải nhì môn: Lịch sử 8, Vật lý 8, Địa lý 8; Giải ba môn:  Sinh học 8; Giải KK môn: Hóa 8, Ngữ văn 7, giải toán qua mạng lớp 9.                                     

Cá nhân:  24 giải ( 2 giải nhất, 5 giải nhì, 9 giải ba, 8 giải KK)

+ Chất l­ượng các hội thi khác:

* Giải điền kinh:

Đồng đội: Xếp thứ  9 toàn đoàn

Cá nhân:  Cấp tỉnh:  3 giải (1 bạc, 2 đồng)

Cấp huyện: 6 giải các nhân (1 nhất, 2 giải nhì, 3 giải ba)

Năm học 2013-2014

+ Chất l­ượng học sinh giỏi:

* Học sinh giỏi tỉnh: 6 giải cá nhân (1 giải nhì, 2 giải ba, 3 giải KK)

* Học sinh giỏi huyện:

Đồng đội: Giải nhất môn Tin học; giải nhì môn Vật lý 8, Địa lý 8; giải ba môn  Toán học 6; giải KK môn Hóa học 8, Sinh học 8, Lịch sử 8,  Ngữ văn 6, 7, Toán 7.                                     

Cá nhân:  40 giải (4 giải nhì: 2 giải Vật lý 8, 2 giải Tin 8; 12 giải ba: 4 giải Địa 8, 1 giải Hóa 8, 1 giải Sinh 8, 1 giải Tin 8, 2 giải Sử 8, 1 giải Văn 7, 1 giải Anh văn 7, 1 giải văn 6; 24 giải KK: 1 giải Địa 8, 2 giải Hóa 8, 2 giải Lý 8, 1 giải Sinh 8, 3 giải Sử 8, 1 giải Văn 7, 4 giải Toán 7, 3 giải Văn 6, 7 giải Toán 6).

+ Chất l­ượng các hội thi khác:

* Hội khỏe PĐ cấp huyện: 01 giải nhất cờ vua độ tuổi 12-13

* Hội thi nghiên cứu khoa học: 01 giải 3 đồng đội

* Hội thi văn nghệ “Em hát dân ca” cấp huyện đạt giải khuyến khích

* Thi vận dụng kiến thức liên môn: giải ba Tỉnh

* Thi giáo án điện tử Elearning đạt giải sáng tạo

* Thi tích hợp liên môn 01 HS đạt giải 3 cấp tỉnh

Năm học 2014-2015

+ Chất l­ượng học sinh giỏi:

* Học sinh giỏi tỉnh: 4 giải cá nhân (1 giải ba, 3 giải KK)

* Học sinh giỏi huyện lớp 8:

Đồng đội: Giải nhì môn Lịch sử, giải 3 môn Vật lý 8, giải KK môn Tin học 8, Sinh học 8, Địa lý 8 .                                     

Cá nhân:  13 giải  (giải nhất: 1 giải môn Tin học 8; 8 giải ba: 2 giải Địa 8, 3 giải Sử 8, 1 giải Sinh 8, 2 giải Lý 8; 4 giải KK: 2 giải Địa 8, 1 giải Hóa 8, 1 giải Lý 8.

+ Chất lượng học sinh năng khiếu:

Cấp tỉnh: 01 huy chương vàng môn Cờ vua, 2 huy chương đồng môn Điền kinh

Cấp huyện: 2 giải nhất môn Điền kinh, 1 giải nhì môn Đá cầu đôi nam nữ, 1 giải nhì môn Cờ vua.

* Thi vận dụng kiến thức liên môn: giải KK Tỉnh

* Thi tích hợp liên môn  HS đạt 1 giải KK cấp tỉnh

 

Không có thành công nào v­ượt ra ngoài gian khổ, khó khăn, không có ngọt ngào nào mà không phải trải qua cay đắng. Mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh trong nhà tr­ường luôn xác định rằng: Vẫn còn nhiều khó khăn, gian khổ ở phía trước và cũng có không ít những bất cập trong giáo dục hiện tại, song Đảng bộ, nhân dân Hưng Thuỷ nói chung, cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh trư­ờng THCS Hưng Thuỷ nói riêng có quyền tự hào về sự thành công của nhà trường trong 49 năm phấn đấu và trưởng thành.

Một trong những nhân tố dẫn đến thành công của nhà trường đó là tinh thần vượt khó v­ươn lên của các em học sinh, là sự đồng thuận cao của tập thể Hội đồng sư­ phạm nhà trường và cao hơn đó là lương tâm, trách nhiệm, tình cảm và đạo đức của những người thầy tâm huyết với nghề, với sự nghiệp giáo dục của xã nhà Hưng Thủy nói riêng và Lệ Thủy nói chung. Chính vì lẽ đó mà trong những năm học vừa qua, Trường THCS Hưng Thủy đã trở thành ngôi nhà chung, đoàn kết, thân thiện của thầy cô giáo và các em học sinh, nơi gữi gắm biết bao kỉ niệm của tuổi học trò, các em thực sự “ Mỗi ngày đến trường là một niềm vui”, không có các tệ nạn xã hội xâm nhập vào học đường, không có học sinh vi phạm kỷ luật. Đó chính là cái nhân, cái gốc rễ bền chặt làm nên bề dày truyền thống và thành tích của tr­ường trong nhiều năm học vừa qua. Đó chính là kết quả của phong trào thi đua “ Dạy tốt, học tốt”; “ Trường học thận thiện, học sinh tích cực”, là kết quả thực hiện các cuộc vận động “ Dân chủ, kĩ cương, tình th­ương, trách nhiệm” ; cuộc vận động “ Hai không”; “Mỗi thầy giáo, cô giáo là tấm g­ương về đạo đức tự học và sáng tạo”.

Làm nên những trang sử sáng ấy là tâm huyết lớn lao của lớp lớp thầy giáo, cô giáo dưới mái nhà chung – Trường THCS Hưng Thủy. Đi qua hai cuộc chiến tranh ác liệt, công tác trong thời kỳ đất nước bước vào công cuộc đổi mới, các thầy cô giáo đã khắc phục biết bao khó khăn, gian khổ tận tâm, tận lực với sự nghiệp trồng người. Bên những trang giáo án, các thầy giáo, cô giáo Hưng Thủy đã miệt mài và đang trăn trở đêm ngày vì một thế hệ mai sau đủ đức, đủ tài, góp sức mình dựng xây quê hương đất nước. Cũng chính từ nơi đây, những truyền thống tốt đẹp về sự nghiệp “Trồng người” của những thế hệ các bậc tiền bối đã và đang tiếp tục được chuyển giao đến một thế hệ giáo viên trẻ trung, đầy năng lực, nhiệt huyết và sức sáng tạo tiếp bước cha anh viết tiếp những trang sử của trường. Bốn mươi chín  năm qua, đội ngũ tập thể sư­ phạm đã trải qua biết bao năm tháng của thời gian, cùng với sự phấn đấu liên tục không mệt mỏi, ngày đêm miệt mài bên những trang giáo án, đã tr­ưởng thành trên con đường tu nghiệp của chính mình để hôm nay với 100% CB- GV- NV có trình độ chuyên môn đạt chuẩn trở lên, trong đó có  32/37 đồng chí có trình độ đại học, giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh 02 đồng chí , cấp huyện 15 đồng chí, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ giỏi 22/37 đồng chí.

Vượt lên sự nghèo nàn, thiếu thốn, sự khốc liệt của chiến tranh, trường THCS Hưng Thủy đã làm tròn nhiệm vụ chính trị vẻ vang của mình là đào tạo thế hệ trẻ cho tương lai đất nước. Trải qua 49 năm phấn đấu và trưởng thành, có biết bao người học trò ưu tú ra đi từ mái trường THCS Hưng Thủy thân yêu, người cầm bút, người cầm súng, tất cả xuống đường đi vào cuộc trường chinh vĩ đại của dân tộc. Thời gian đã, đang và sẽ lùi xa về quá khứ nhưng những chiến công của các thế hệ học sinh của trường THCS Hưng Thủy vẫn mãi mãi sáng ngời trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Họ là những người con yêu dấu của quê hương có tri thức, đạo đức, có tâm huyết, đã và đang đem tài năng, trí tuệ  của mình để thắp sáng niềm tin cho thế hệ hôm nay và mai sau, làm rạng rỡ thêm truyền thống vẻ vang của nhà trường, của quê hương và đóng góp một phần không nhỏ vào sự nghiệp cách mạng của dân tộc.   

Ngắm nhìn ngôi tr­ường tràn đầy sức sống, cảnh quan môi trường thực sự “Xanh – Sạch – Đẹp”, cùng với những khuôn mặt xinh xắn, vui tươi của các em học sinh thân yêu, chúng ta không khỏi bùi ngùi,  xúc động và mừng vui trước những sự đổi thay kỳ diệu ấy. Chính điều đó luôn nhắc nhở chúng ta - Tập thể Hội đồng s­ư phạm trường THCS Hưng Thủy phát huy cao hơn nữa lòng nhiệt huyết của “Tuổi xuân s­ư phạm”, tận tụy, hết lòng thương yêu, dìu dắt học sinh, dám nghĩ dám làm, không ngừng sáng tạo để chung sức, chung lòng đ­ưa trường THCS Hưng Thủy phát triển đi lên trong hiện tại, vững bước đi đến tương lai, viết tiếp những bản hùng ca tuyệt đẹp trong sự nghiệp” trồng người “.

Chúng ta luôn tin tưởng rằng, cũng từ nơi đây, từ chính ngôi trường thân yêu này, biết bao hạt giống của quê hương Hưng Thủy anh hùng - Những người con với bao đời nay vẫn luôn khát khao đem sức học của mình để xây dựng quê hương, đất nước  đã, đang và sẽ được ấp ủ, gieo mầm, vun xới, để rồi lớn lên, trưởng thành, đơm hoa, kết trái, sẳn sàng tung cánh muôn phương đem tất cả tài năng, trí tuệ  và lòng nhiệt huyết của mình góp phần vào công cuộc xây dựng đất nước, quê hương  giàu  đẹp cho cuộc đời hôm nay và cho cả mai sau./.

MỘT SỐ HÌNH ẢNH

hungthuy1.jpg

 hungthuy2.jpg

hungthuy3.jpg

Khuôn viên nhà trường

hungthuy4.jpg

Mô hình phối cảnh nhà trường

hungthuy5.jpg

Một góc phòng truyền thống

hungthuy6.jpg

Thư viện đạt danh hiệu Thư viện xuất sắc

Tìm kiếm
Đăng nhập
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Bài viết mới nhất
Hình ảnh
Liên kết website

Quảng cáo

BẢN QUYỀN THUỘC VỀ PHÒNG GD VÀ ĐT LỆ THỦY - TỈNH QUẢNG BÌNH
Điện thoại: 052.3882625 - Email:banbientap@lethuy.edu.vn
Developed by Phạm Xuân Cường - ĐT: 0912.037911 - Email: cuonggiaoduc@yahoo.com