Menu
THÔNG BÁO
Hỗ trợ trực tuyến
Dương Văn Dũng
Dương Văn Dũng
Phạm Xuân Cường
Phạm Xuân Cường
Developed
Thống kê truy cập
Số người đang online: 205
Số lượt truy cập: 63133570

Quảng cáo
GIÁO DỤC DÂN TỘC HUYỆN LỆ THỦY NHỮNG BƯỚC ĐI VỮNG CHẮC TRONG NĂM HỌC 2022-2023 6/16/2023 2:03:05 PM
Thực hiện nhiệm vụ về công tác giáo dục dân tộc, tại Kết luận số 51-KL/TW ngày 30/5/2019 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo đã nhấn mạnh “Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các chỉ thị, nghị quyết, chủ trương của Đảng và Nhà nước về đổi mới và phát triển giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi”, từ năm học 2019-2020 đến nay công tác giáo dục dân tộc được Đảng, Nhà nước, các cấp Bộ ngành quan tâm, đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị, nguồn nhân lực nhằm thu hẹp dần khoảng cách giữa vùng đồng bằng với vùng dân tộc miền núi. Năm học 2022-2023 đã khép, giáo dục dân tộc huyện Lệ Thủy đã khẳng định được những bước đi vững chắc, ổn định, là một trong những đơn vị đi đầu trong công tác giáo dục vùng cao của tỉnh Quảng Bình.

 1.jpg

Lễ Khai giảng năm học mới tại trường PTDTBT TH&THCS Ngân Thủy-Lệ Thủy

Huyện Lệ Thủy có 3 xã thuộc miền núi gồm Kim Thủy, Lâm Thủy, Ngân Thủy, đồng bào sinh sống chủ yếu là người dân tộc Bru-Vân Kiều, ở mỗi xã có hệ thống trường, lớp được mở rộng từ cấp mầm non đến cấp trung học cơ sở; hệ thống trường nội trú, bán trú đã được quan tâm và ngày càng hoàn thiện. Đến nay, huyện Lệ Thủy có 01 trường dân tộc nội trú huyện, có 03 trường phổ thông dân tộc bán trú gồm: Trường PTDTBT TH&THCS số 1 Kim Thủy, Trường PTDTBT TH&THCS Lâm Thủy, Trường PTDTBT TH&THCS Ngân Thủy; Trường Tiểu học Kim Thủy và Trường TH&THCS số 2 Kim Thủy, 03 trường mầm non của 3 xã. Giáo dục của các xã miền núi luôn được sự quan tâm, hỗ trợ, đầu tư của Đảng, Nhà nước, các ban ngành, đặc biệt có sự quan tâm đúng mức đến hoạt động giáo dục ở vùng sâu, vùng xa. Chính vì thế, chất lượng giáo dục của các xã Kim Thủy, Lâm Thủy, Ngân Thủy ngày càng đạt được những kết quả khá quan trọng trong quá trình đổi mới hoạt động giáo dục. Có thể điểm lại một số kết quả đạt được trong năm học 2022-2023 như sau:

Về công tác phát triển mạng lưới trường lớp và quy mô số lượng: Đầu năm học, các đơn vị trường học tiến hành rà soát quy mô số lượng trường lớp, học sinh. Rà soát, sắp xếp mạng lưới các cơ sở giáo dục vùng DTTS, MN, nhất là các trường PTDTNT, PTDTBT, trường phổ thông có tổ chức ăn, ở tập trung cho học sinh bán trú đảm bảo phù hợp với quy hoạch và điều kiện thực tế của địa phương. Trong năm học vừa qua, các trường miền núi huyện Lệ Thủy cơ bản ổn định về số lớp và học sinh, toàn huyện có 77 lớp với 1383 học sinh trường thuộc 2 cấp học. Công tác phân luồng, hướng nghiệp được chú trọng, được triển khai nghiêm túc, số lượng học sinh vào học nghề ở các trường nghề trong huyện, trong tỉnh được nâng cao. Công tác Phổ cập giáo dục xóa mù chữ được các cấp chính quyền quan tâm, theo dõi, chỉ đạo, năm 2022 các xã Kim Thủy, Lâm Thủy, Ngân Thủy đạt chuẩn PCGD-XMC gồm: Đạt chuẩn PCGDMN cho trẻ em 5 tuổi mức 3; Đạt chuẩn PCGDTH mức 3; Đạt chuẩn PCGDTHCS mức 2; Đạt chuẩn xóa mù chữ mức 2.

Về chương trình giáo dục và kế hoạch dạy học: Các đơn vị trường đều triển khai và thực hiện có hiệu quả song song 2 chương trình: Chương trình giáo dục phổ thông 2006 và chương trình giáo dục phổ thông 2018. Đã và đang triển khai dạy học lớp ghép ở một số trường có nhiều điểm lẻ, có quảng đường đến điểm trung tâm xa như Trường PTDTBT TH&THCS Ngân Thủy 02 lớp ghép, Trường PTDTBT TH&THCS Lâm Thủy 02 lớp ghép, Trường PTDTBT TH&THCS số 1 Kim Thủy 01 lớp ghép. Thành công lớn nhất trong việc thực hiện chương trình giáo dục đó là các trường đã chủ động bám sát chuẩn kiến thức chung sau đó lựa chọn những phương pháp, cách thức, nội dung phù hợp với điều kiện thực tế, đối tượng học sinh để tổ chức dạy học nhằm đạt hiệu quả tích cực. Chú trọng giáo dục đạo đức, lối sống, giá trị sống, rèn luyện kỹ năng sống, hiểu biết xã hội, thực hành pháp luật cho học sinh thông qua các hoạt động giáo dục; thực hiện hiệu quả công tác tư vấn tâm lý, công tác xã hội cho học sinh; nâng cao hiệu quả công tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình và địa phương trong quản lý, giáo dục học sinh, đặc biệt quan tâm đến đối tượng học sinh bán trú nhỏ tuổi sớm xa gia đình; tăng cường an ninh, an toàn trường học. Tổ chức tốt hoạt động lao động sản xuất cải thiện điều kiện ăn, ở, học tập của học sinh. Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học, chú trọng giáo dục học sinh tinh thần tương thân tương ái, đoàn kết, giúp đỡ nhau trong học tập và sinh hoạt; ý thức bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc, xây dựng nếp sống văn minh, giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường, tham gia tuyên truyền trong gia đình, cộng đồng về xóa bỏ các hủ tục (tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống,...)

2.jpg 

Tiết dạy SHCM Liên cụm tại Trường PTDTBT TH&THCS Lâm Thủy

 3.jpg

Hoạt động đánh giá công tác triển khai thực hiện CT GDPT 2018 đối với lớp 1,2,3,6,7

 4.jpg

Hình ảnh về gian trưng bày sản phẩm của địa phương trong Ngày Hội thiếu nhi cấp TH

Bên cạnh đó, các trường miền núi tiếp tục thực hiện Kế hoạch số 1095/KH-UBND ngày 23/5/2022 của UBND huyện Lệ Thủy về Kế hoạch giai đoạn Đề án “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học vùng DTTS giai đoạn 2016-2020, định hướng đến 2025. Thực hiện tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc lớp 1,2 thuộc 3 xã Kim Thủy, Ngân Thủy, Lâm Thủy đảm bảo 2 tiết/tuần: 31 lớp, 399 học sinh.

Chất lượng giáo dục đại trà và chất lượng mũi nhọn được các đơn vị đầu tư, quan tâm, trong năm học qua có nhiều học sinh đạt thành tích cao trong các Hội thi cấp huyện, cấp tỉnh và cấp quốc gia như: Hội thi TDTT cấp Tỉnh có 10 huy chương, trong đó: 06 HCV, 03 HCB, 01 HCĐ; Thi TDTT cấp Quốc gia có 03 em tham gia và đạt 01 giải khuyến khích,...

Về cơ sở vật chất, hoạt động bán trú nhà trường: Các trường được đầu tư khá đồng bộ về phòng học, phòng bộ môn, trang thiết bị dạy học, một số trường đã hoàn thành công tác kiểm định chất lượng và được công nhận trường đạt chuẩn quốc gia, cụ thể: trường PTDTNT huyện đạt Chuẩn quốc gia mức độ 2, kiểm định chất lượng mức độ 3; trường PTDTBT TH&THCS số 1 Kim Thủy, PTDTBT TH&THCS Lâm Thủy đạt Chuẩn quốc gia mức độ 1, kiểm định chất lượng mức độ 2.

5.jpg

 

6.jpg

Công tác bán trú được quan tâm, được xem là hoạt động trọng tâm của mỗi đơn vị trường học, chính vì điều đó hiện nay hoạt động bán trú, nội trú của các đơn vị được nhân dân địa phương, được các cấp lãnh đạo đánh giá cao về hiệu quả công tác bán trú, công tác chăm sóc nuôi dưỡng nội trú ở trường bán trú.

 7.jpg

Hình ảnh về 01 bữa cơm trưa bán trú của học sinh tại Trường PTDTBT TH&THCS Ngân Thủy

Về đội ngũ: Các trường PTDTNT, PTDTBT và các cơ sở giáo dục vùng DTTS, MN đã khuyến khích, tạo điều kiện cho cán bộ, giáo viên học tiếng DTTS nhằm thực hiện tốt hơn công tác GDDT. Mỗi trường thành lập một câu lạc bộ giao tiếp bằng tiếng dân tộc Bru-Vân kiều trong đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên tổ chức sinh hoạt thường xuyên. Các trường luôn tạo điều kiện để cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên được tham gia các lớp bồi dưỡng tiếng dân tộc Bru Vân Kiều do Sở, Phòng GD&ĐT tổ chức.

Bên cạnh những kết quả đạt được, giáo dục dân tộc huyện Lệ Thủy cũng gặp không ít khó khăn, hạn chế do các yếu tố chủ quan, các yếu tố khách quan mang lại, cụ thể:

Mạng lưới trường, lớp, điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị dạy học đã được tăng cường đầu tư, nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển về quy mô và nâng cao chất lượng giáo dục, đặc biệt ở một số trường chuyên biệt vùng dân tộc thiểu số, miền núi. Nhiều hạng mục phục vụ cho hoạt động giáo dục và nuôi dưỡng học sinh chưa được đầu tư, như: phòng học bộ môn, thư viện, nhà tập đa năng, phòng y tế, công trình vệ sinh, nước sạch… Trong quá trình đổi mới GDPT, đa số phụ huynh không mua thiết bị dạy học, sách giáo khoa, sách bài tập cho con em mình, chủ yếu trong chờ vào các nguồn hỗ trợ của nhà nước, tài trợ. Một số địa phương chỉ chú trọng quy hoạch về số lượng mà chưa chú ý các điều kiện bảo đảm chất lượng; đa phần cơ sở vật chất ở các trường phổ thông dân tộc nội trú, bán trú chưa được chú trọng đầu tư xây dựng, nâng cấp. Tỷ lệ phòng bán kiên cố còn nhiều, còn nhiều điểm trường nhỏ lẻ, phân tán.

Điều kiện sống khó khăn, nhận thức chưa đầy đủ, một số phụ huynh học sinh dân tộc thiểu số thiếu quan tâm đến việc học tập và phát triển của con mình; không ít cha, mẹ học sinh không muốn cho con tiếp tục tới trường để dành thời gian phụ giúp công việc hằng ngày. Vấn đề trường lớp xa nhà, đi lại khó khăn cũng là một trong những rào cản đối với việc học tập của đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi huyện Lệ Thủy.

Việc chú trọng xây dựng đội ngũ giáo viên vùng dân tộc thiểu số, với nhiều chế độ và chính sách ưu đãi đối với giáo viên được triển khai thực hiện, song hệ thống chính sách đó chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển quy mô và nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo của địa phương, đặc biệt ở một số trường chuyên biệt vùng dân tộc thiểu số, miền núi; biên chế, chế độ, chính sách khuyến khích giáo viên vùng khó khăn chưa được thực hiện triệt để. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến đội ngũ giáo viên ở vùng miền núi, dân tộc thiểu số hiện nay chưa đáp ứng yêu cầu về số lượng, chất lượng ở các cấp học.

Với mục tiêu, góp phần thực hiện chủ trường: “Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các chỉ thị, nghị quyết, chủ trương của Đảng và Nhà nước về đổi mới và phát triển giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi”, chính sách: “Bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp đỡ nhau cùng phát triển giữa các dân tộc”, cần tập trung thực hiện đồng bộ một số giải pháp như:

Tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất, điều kiện dạy, học cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Tiếp tục quan tâm đầu tư xây dựng, nâng cấp cơ sở vật chất, điều kiện dạy, học đáp ứng quy mô giáo dục vùng dân tộc thiểu số, miền núi ngày càng phát triển và yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Hỗ trợ thiết bị dạy học, sách giáo khoa, sách bài tập cho học sinh. Chú trọng đầu tư cơ sở vật chất các trường điểm lẻ để tăng quy mô huy động trẻ đến lớp; ưu tiên hoàn thiện mạng lưới các trường phổ thông.

Đầu tư xây dựng đội ngũ giáo viên, nhân viên chuẩn về chất lượng, chuyên môn. Cải thiện chế độ, ưu đãi đối với giáo viên, nhân viên. Tăng biên chế đối với trường vùng đặc biệt khó khăn.

Có thể nói, năm học 2022-2023 đã đi qua, vẫn còn đó những thuận lợi, những khó khăn, thách thức, chúng tôi hy vọng rằng trong thời gian tới mỗi một cán bộ, giáo viên và người làm công tác giáo dục dân tộc luôn nỗ lực, phát huy nhiệt huyết để nâng cao chất lượng giáo dục vùng cao, tiến đến mục tiêu đưa giáo dục vùng cao xích lại gần hơn với giáo dục vùng thuận lợi./.

Thực hiện: Võ Đức Liến

Một số hình ảnh hoạt động

8.jpg


9.jpg


9_1.jpg


9_2.jpg


9_3.jpg


9_4.jpg


9_5.jpg


9_6.jpg

Tìm kiếm
Đăng nhập
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Bài viết mới nhất
Hình ảnh
Liên kết website

Quảng cáo

BẢN QUYỀN THUỘC VỀ PHÒNG GD VÀ ĐT LỆ THỦY - TỈNH QUẢNG BÌNH
Điện thoại: 052.3882625 - Email:banbientap@lethuy.edu.vn
Developed by Phạm Xuân Cường - ĐT: 0912.037911 - Email: cuonggiaoduc@yahoo.com