In   4/8/2010 5:19:09 PM
DANH NHÂN LỆ THỦY Lệ Thủy là mảnh đất địa đầu sóng gió của Quảng Bình. Quảng Bình địa linh nhân kiệt. Giở lại lịch sử mà xem bóng dáng cha ông xưa trên mảnh đất Lệ Thủy thân yêu .

* Đỗ tiến sĩ gồm có:

1. Hoàng Hối Khanh: Tiền hiền khai khẩn, ông thủy tổ làng Thượng Phong (Lệ Thủy) đỗ tiến sĩ năm 1384.

2. Phạm Đại Kháng: Người Lệ Thủy (không rõ làng) đậu tiến sĩ khoa Nhâm Thìn đời Mạc (1532), làm quan đến chức Giám sát ngự sử.

3. Dương Văn An: Người làng Tuy Lộc, tiến sĩ khoa Đinh Tị 1547, làm quan đến Tả thị lang bộ Lại đời Mạc, tác giả cuốn “Ô châu cận lục” nổi tiếng.

4. Lê Đa Năng, người An Xá, đỗ tiến sĩ năm Ất Sửu 1565.

5. Nguyễn Cửu Trường: Người làng Hoàng Công, Lệ Thủy, đậu Đệ nhị giáp tiến sĩ năm 1838 Minh Mạng thứ 8; làm quan Bố chánh Hà Nội, sau làm quan Tuần phủ Biên Hòa.

6. Vũ Xuân Hán: Người làng Hòa Luật, Tiến sĩ ân khoa Mậu Thân 1848, quan Thị lang bộ Hộ.

7. Lê Đăng Hành: Người làng Phù Chánh, tiến sĩ khoa Mậu Thân 1848, làm quan Bố chánh xứ.

8. Lê Đại: Người làng Phan Xá, tiến sĩ khoa Đinh Mão 1867, làm quan Bố chánh.

9. Võ Khắc Triển: Người làng Mỹ Lộc, tiến sĩ khoa cuối cùng triều Nguyễn 1919, làm quan Án sát, thăng Tham tri về hưu.

* Đỗ phó bảng:

1. Lê Lượng: Người làng Thạch Bàn, phó bảng khoa Ất Sửu 1865 – Bố chánh.

2. Nguyễn Thuần (tức Nguyễn Tịnh): Người làng Tuy Lộc, đỗ cử nhân năm Tân Dậu 1861; phó bảng khoa Ất Sửu 1865 – Lang trung.

3. Nguyễn Lê Kháng: Thạch Xá, đỗ phó bảng khoa Kỷ Mão 1879 – Ngự sử.

4. Trần Khánh Hội: Đại Phong, đỗ phó bảng khoa Quý Dậu – Thị lang.

5. Nguyễn Đăng Cư: Phù Chánh, đỗ phó bảng năm 1919 – Khải Định thứ 4.

* Quan Thượng thư, tổng đốc, tuần phủ:

1. Cử nhân Nguyễn Đăng Giai: Phù Chánh - Thượng thư hiệp biện đại học sĩ.

2. Cử nhân Võ Trọng Bình: Mỹ Lộc - Thượng thư Bộ Lại, Cơ mật viện đại thần.

3. Cử nhân Hoàng Quảng Phu (tức Hoàng Quảng Côn): Cổ Liễu - Thượng thư.

4. Cử nhân Hoàng Đại Bỉnh: Xuân Lai - Thượng thư.

5. Châu Đình Kế: Phú Thọ, An Thủy.Tập ấm mà lên, làm đến Thượng thư Bộ Công, nhiều tài năng xuất chúng

6. Võ Xuân Cẩn: Hòa Luật, tập ấm mà lên. Hàn lâm viện, Hiệp biện đại học sĩ, khi mất thăng Thượng thư Bộ Lễ.

7. Nguyễn Đăng Tuân: Phù Chánh – quan Tham tri, khi về hưu thăng Thượng thư Bộ Lễ, là thầy dạy học vua Thiệu Trị.

8. Nguyễn Văn Nhị: Lộc An – Tổng đốc Hải Dương thời Gia Long nổi tiếng liêm, cần, từ huệ (Phật sống).

9. Ngô Đình Khả: Đại Phong – Thượng thư, quan Phụ chánh đại thần, dám chống lại Pháp khi đày vua Thành Thái.

10. Cử nhân Lê Văn Hy: Lộc An, quan Tư nghiệp Quốc tử giám có công dạy hoàng tử Hồng Nhậm (sau này là vua Tự Đức) khảng khái không chịu bó buộc, bị giáng một chức khi về hưu. Người nổi tiếng hay thơ. Tương truyền khi hoàng tử ham chơi về học trễ, cụ Hy đóng cửa đuổi về. Sau đó cụ Hy gặp bà Từ Dũ mẹ Tự Đức. Bà nói, con hư tại mẹ. Đáng ra tôi xin lỗi khanh mới phải.

11. Lê Văn Duyên (Nguyên): Lộc An – Cử nhân (con cả Lê Văn Hy) làm quan Tuần vũ, văn võ kiêm toàn, có công dẹp giặc Cờ đen, có để lại tập thơ Hồng Hiên thi tập.

12. Hoàng Công Đán: Quê Lệ Thủy (không rõ làng) là người có chí lớn, hai lần đỗ Hương – giải nên được sung vào học trường Quốc tử giám. Năm 1545 ông được trao chức giảng dụ, tri huyện Tư Vinh, rồi tri huyện An Dũng. Ông là người trung nghĩa, làm việc cần cù.

13. Đặng Đại Lộ: Người Lệ Thủy (không rõ làng) con của ông Đặng Đại Lược. Độ là người học rộng, thi đậu hương tiến, làm quan đồng triều với cha. Khi có quan hầu cận vua ra công cán làm điều phi pháp ông bắt giết rồi tự đến kinh thành tạ tội nhưng vua hạ chiếu tha. Ít lâu sau được bổ làm Tuần phủ Gia Định.

Còn nữa...

Theo Lệ Thủy quê tôi của Lê Văn Khuyên